Dường như có một sự tương quan chặt chẽ giữa "Tiếng nói của cơ thể"
theo khoa Tâm bịnh học, và điều mà người ta gọi là "Quả báo tượng trưng."
Trong các trường hợp sau này, dường như đương sự có một ý thức sâu xa
thâm trầm về tội lỗi của mình, và cái ý thức đó biểu lộ ra nơi một bộ phận
trong cơ thể. Sự chọn lựa một bộ phận nào sẽ tùy nơi cái ý nghĩa tượng trưng
của bộ phận ấy. Dưới đây là một vài thí dụ điển hình trong số rất nhiều
trường hợp quả báo tượng trưng mà người ta tìm thấy trong các tập hồ sơ của
ông Cayce.
Một người bị chứng bệnh suyễn kinh niên, trong lúc soi kiếp được nghe
ông Cayce nói rằng: "Anh đã từng đè nén, áp bức kẻ khác, lẽ tự nhiên, nhân
quả báo ứng, có lúc anh phải cảm thấy nghẹn ngào khó thở, cũng như chính
anh bị kẻ khác đè nén và áp bức vậy."
Một người điếc bị cảnh báo rằng: "Như vậy anh đừng bịt lỗ tai làm ngơ
trước sự đau khổ của những người cầu xin anh giúp đỡ." Cuộc soi kiếp cho
biết người điếc này là một người dòng sang, quý tộc dưới thời Cách Mạng
Pháp, nhưng thường ngoảnh mặt làm ngơ trước những tiếng kêu rên siết và
những cảnh lầm than khốn khổ của người đương thời.
Một người bị chứng bịnh lao trong tủy xương sống, được biết cho rằng:
"Linh hồn này đã từng gây chướng ngại khó khăn cho kẻ khác. Nên bây giờ
y phải chịu những khó khăn chướng ngại đó trong thân thể của ỵ"
Một người bị chứng bịnh rút gân, làm cho hai chân y bị teo bắp thịt, càng
ngày càng nhỏ dần, được cho biết rằng: "Đây không phải là bịnh rút gân và
teo bắp thịt mà thôi đâu; đó là hậu quả của những gì maà anh đã làm cho kẻ
khác trong những kiếp trước."
Trường hợp lạ lùng nhất về quả báo tượng trưng trong các tập hồ sơ
Cayce là trườnghợp của một trẻ em mười một tuổi có tật đái dầm từ khi mới
lên hai tuổi. Trường hợp này được kể ra một cách đầy đủ chi tiết hơn, vì tánh
cách đặc biệt của sự điều trị cho em bé ấy.
Người thiếu niên này hồi nhỏ rất hiền lành, được cha mẹ y nuôi nấng dễ