Lữ Giang
Những bí ẩn đằng sau các cuộc thánh chiến tại Việt Nam
Chương IV
CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN ĐÃ VÀ ĐANG ĐƯỢC PHÁT ĐỘNG
Quan sát các cuộc thánh chiến của Phật Giáo từ 1963 đến nay, chúng ta
thấy các cuộc thánh chiến này đều phát xuất từ Huế rồi lan rộng ra các tỉnh
miền Bắc Trung Phần, nhất là thị trấn Quảng Trị và Đà Nẵng, rồi tràn nhẹ
qua các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định .. khi đi vào miền Nam
chỉ còn là cái ngọn. Thánh chiến của Phật Giáo phát xuất từ Huế và mạnh ở
các tỉnh phía Bắc Trung Phần vì nhiều lý do. Sau đây là những lý do chính:
Trước hết, Huế là trung tâm phát triển mạnh nhất của Phật Giáo Việt Nam
trong thời kỳ Pháp thuộc. Các nhà nghiên cứu của Pháp nhận thấy rằng
phong trào chống Pháp mạnh nhất xuất phát từ Huế, đó là Phong trào Văn
Thân. Phong trào này do các sĩ phu đạo Nho phát động. Sĩ phu của đạo Nho
bao giờ cũng lấy "trung quân và “ái quốc” làm đầu. Vậy muốn vô hiệu hóa
phong trào này, có hai công việc phải làm: Thứ nhất là tiếp tục duy trì triều
đình Huế, nhưng vua phải là người của Pháp dựng nên. Khi vua đứng về
phía Pháp thì các nhà Nho có lòng "trung quân" sẽ đi theo. Thứ hai là phát
triển Phật Giáo mạnh, đưa sĩ phu vào con đường giải thoát của đạo Phật để
vô hiệu hóa tinh thần phục quốc của nhà Nho.
Việc thiết lập các triều đại nhà Nguyễn đứng về phía Pháp, chính quyền
thuộc địa đã làm xong ngay từ bước đầu. Việc “Phật Giáo hóa" Đông
Dương được giao cho Toàn Quyền Pasquier khi ông trở lại nhận chức vào
năm 1928. Các viên chức cao cấp Việt Nam của chính quyền thuộc địa đã
được giao phó làm công việc này. Năm 1932, Bác Sĩ Lê Đình Thám lãnh
trách nhiệm thành lập Hội An Nam Phật Học và Trường An Nam Phật
Học ở Huế. Bác Sĩ Lê Đình Thám làm Hội Trưởng Hội An Nam Phật Học,
còn Hoà Thượng Thích Trí Độ được đưa từ Bình Định ra để làm Giám đốc
Trường An Nam Phật Học. Các tổ chức Phật Giáo Huế, ngoài việc được