Phật Giáo, ông tung ra ngay một "mật điện" giả hô hoán chính quyền tìm
cách không thực thi thông cáo chung và hô hào tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu
tranh, v.v.
Nhưng một sĩ quan tình báo cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa thời đó đã nói
: Thượng Tọa Thích Trí Quang chỉ là một Ấu Chúa, mọi việc trong triều
đình đều do Thái Sư và Thừa Tướng lo. Thái Sư là Võ Đình Cường, còn
Thừa Tướng là Nguyễn Trực.
Thích Trí Quang quê ở Quảng Bình nên Huế không phải là đất dụng võ của
ông. Ở Huế thời đó lại có quá nhiều thành phần xuất sắc, nên Thích Trí
Quang nằm trong hạng vô danh tiểu tốt. Khi nhóm Thượng Tọa Thích
Thiện Chiếu, Thích Trí Độ, Thích Mật Thể, ... đi tản cư và ở lại Nghệ An
theo Việt Minh, một mình Thích Trí Quang bị Pháp bắt nên phải từ Quảng
Bình quay lại Huế, vai trò của ông mới được chú ý. Sau này ông Ngô Đình
Cẩn đã giúp đỡ ông tối đa và tạo uy tín cho ông, đưa ông trở lại làm Hội
Trưởng Hội Việt Nam Phật Học để nắm khối Phật Giáo Miền Trung, ông
mới có chút uy tín. Nhưng mọi lực lượng đều nằm trong tay Võ Đình
Cường. Ông bơ vơ giữa thành phố Huế.
Võ Đình Cường lãnh đạo Ban Huynh Trưởng Cố Vấn Gia Đình Phật Tử,
một tổ chức do Bác Sĩ Lê Đình Thám thành lập tại Huế năm 1944. Năm
1949 Bác Sĩ Lê Đình Thám được Hồ Chí Minh gọi ra Bắc, Võ Đình Cường
đứng lên lãnh đạo tổ chức này và hoạt động cho Việt Minh. Chính Võ Đình
Cường nhận chỉ thị của Khu Ủy Trị - Thiên - Huế, hoạch định các kế
hoạch, chiến thuật và thủ đoạn đấu tranh rồi đẩy Thích Trí Quang đi theo,
còn Nguyễn Trực điều động (xem phần nói về Võ Đình Cường và Nguyễn
Trực).
Nhìn chung, Thượng Tọa Thích Trí Quang có những đặc tính sau đây và
chính những đặc tính đó đã làm ông thất bại:
- Độc đoán: ông muốn thâu tóm mọi quyền hành trong Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam Thống Nhất và sau này, trong Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang.
Mọi kế hoạch tranh đấu ông chỉ bàn với Võ Đình Cường rồi bắt các tăng sĩ
khác đi theo. Ông xem thường các tăng sĩ người miền Bắc và miền Nam,
coi họ là những người không có mưu lược. Có người cho rằng thái độ độc