NHỮNG BÍ ẨN ĐẰNG SAU CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN TẠI VIỆT NAM - Trang 123

Huế. Ông là một trong những viên chức cao cấp của chính quyền thuộc địa
đứng ra tổ chức phong trào chấn hưng Phật Giáo lại Trung Kỳ. Ông đã thọ
giới với hai Hòa thượng Giác Tiên và Phước Huệ nên rất am tường về Phật
Học. Năm 1932, ông đứng ra thành lập Hội An Nam Phật Học Huế và ông
là Hội Trưởng đầu tiên của hội này. Sau đó, ông cùng với Thượng Tọa
Thích Mật Khế đứng ra lập Trường An Nam Phật Học tại chùa Trúc Lâm ở
Huế vào năm 1934. Trường này đã đào tạo rất nhiều tăng sĩ sau này tham
gia Mặt trận Việt Minh như Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích
Mật Thể. Năm 1940 ông thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục.
Chính ông và cụ Đinh Văn Chấp, thân phụ Thích Minh Châu, đã đích thân
huấn luyện cho các thanh Niên Phật Tử. Võ Đình Cường, "cố vấn chỉ đạo"
của Thượng Tọa Thích Trí Quang, cũng xuất thân từ đoàn này. Năm 1944
ông thành lập Gia Đình Phật Hóa Phổ. Đến năm 1951, tổ chức này được
đổi thành Gia Đình Phật Tử.
Năm 1945 ông tham gia Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc của Mặt Trận Việt
Minh ở Huế và là lý thuyết gia điều hợp chủ nghĩa cộng sản với Phật pháp.
Năm 1946 Pháp chiếm Huế, ông và gia đình tản cư về Quảng Nam và giữ
chức Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Miền Nam Trung Bộ ở
Liên Khu V của Việt Cộng gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình
Định. Tại đây ông đã tập họp các thanh niên Phật tử vào Đoàn Phật Học
Đức Dục ở Bồng Sơn, Bình Định, để giảng dạy về "Phật Giáo và dân chủ
mới
", coi con đường của Phật Giáo và con đường của cộng sản chủ nghĩa là
một, với mục tiêu thúc đẩy thanh niên Phật tử gia nhập Đảng Cộng sản và
tham gia kháng chiến. Ông cho lập ban nghiên cứu tổng hợp giáo lý Phật
Giáo với chủ thuyết Mác-Lê. Kết quả, Nguyễn Hữu Quán đã tóm lược lại
công trình nghiên cứu này trong cuốn "Phật Giáo và nền dân chủ mới" phổ
biến khắp các tỉnh miền Trung. Ảnh hưởng của cuốn sách này rất lớn lao
đối với các tăng sĩ và một số Phật tử ở miền Trung như Thích Đôn Hậu,
Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Huyền Quang, Võ Đình Cường,
Tống Hồ Cầm, v.v.
Năm 1949, khi Hồ Chí Minh quyết định trao Ủy Ban Hành Chánh Kháng
Chiến Miền Nam Trung Bộ lại cho một người khác, ông bị gọi ra Bắc và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.