Bác Sĩ Lê Đình Thám là những người hướng dẫn cho Đoàn. Năm 1944 Bác
sĩ Lê Đình Thám thành lập tổ chức Gia Đình Phật Hóa Phổ. Võ Đình
Cường trở thành một Huynh Trưởng Phật tử cốt cán trong tổ chức này.
Năm 1945, khi Việt Minh mới cướp chính quyền, Võ Đình Cường tham gia
ngay Hội Phật Giáo Cứu Quốc cùng với một số đông tăng sĩ và Phật tử
nòng cốt trong Hội An Nam Phật Học. Hội Phật Giáo Cứu Quốc ở Huế do
Thích Mật Thể làm Chủ Tịch. Cuối năm 1946, Lê Đình Thám tản cư về
Liên khu V còn cụ Đinh Văn Chấp về Liên Khu IV. Cả Đoàn Thanh Niên
Phật Học Đức Dục lẫn tổ chức Gia Đình Phật Hoá Phổ đều giao cho Võ
Đình Cường quán xuyến. Võ Đình Cường đã chịu ảnh hưởng lớn lao tư
tưởng và cuộc đời của Lê Đình Thám và cụ Đinh Văn Chấp, cả hai người
này đều chủ trương dung hợp Phật Giáo với chủ nghĩa Mác-Lênin. Bác sĩ
Lê Đình Thám được cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến
Miền Nam Trung Bộ còn cụ Đinh Văn Chấp làm chủ Tịch Ủy Ban Nghiên
Cứu Chủ Nghĩa Mác-Lê và sau đó làm Chủ Tịch Mặt Trận Liên Việt Liên
Khu IV. Võ Đình Cường quyết tâm đi theo con đường của hai thầy.
Vì tình trạng chiến tranh, các thành phần cốt cán trong Gia Đình Phật Hóa
Phổ tản cư mỗi người một nơi nên tổ chức này phải ngưng hoạt động. Đến
cuối năm 1947, khi Pháp ổn định xong tình hình ở Huế, Hội Việt Nam Phật
Học hoạt động trở lại và đặt trụ sở tại số 1b đường Nguyễn Hoàng ở Huế,
Võ Đình Cường và Phan Cảnh Tú vận động tái lập Gia Đình Phật Hóa Phổ
và mượn trụ sở Hội An Nam Phật Học làm nơi sinh hoạt tạm thời. Ngày
Chúa nhật 18.1.1948, Võ Đình Cường chính thức làm lễ ra mắt tổ chức Gia
Đình Phật Hóa Phổ mới tại chùa Từ Đàm. Tham dự trong lễ ra mắt này
người ta còn thấy những Phật tử nhiệt thành sau đây: Tống Hồ Cầm, Hoàng
Thị Kim Cúc, Cao Chánh Hựu, Văn Đình Hy, Đặng Tống, Lê Văn Dũng,
Phan Cảnh Tuân, Phan Xuân Sanh, v.v. Những người này về sau đều nằm
trong Ban Cố Vấn Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử và Võ Đình Cường trở
thành người lãnh đạo. Năm 1951, Tổ chức Gia Đình Phật Hóa Phổ được
đổi thành Gia Đình Phật Tử
Võ Đình Cường có cho xuất bản cuốn Ánh Đạo Vàng để phổ biến tinh thần
Phật Học trong giới Gia Đình Phật Tử nhưng không có gì sâu sắc vì trình