Giác đang trụ trì tại chùa Phật Giáo Việt Nam, Los Angeles, California.
VII - THÀNH LẬP CÁC TỔ CHỨC PHẬT GIÁO QUỐC DOANH
ĐỂ LÀM CÔNG CỤ PHẬT GIÁO VẬN CHO VIỆT CỘNG
Tại miền Bắc cũng như miền Nam, sau khi Việt Cộng chiếm được chính
quyền, đa số các tăng sĩ cao cấp của Phật Giáo đã hợp tác với nhà cầm
quyền Cộng Sản thành lập các tổ chức Phật Giáo quốc doanh để làm công
cụ Phật Giáo vận cho chế độ.
1 - Lập Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại miền Bắc
Sau Hiệp Định Genève 1954, Việt Cộng chiếm được miền Bắc Việt Nam
một năm thì Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời. Hội này do Hòa
Thượng Thích Trí Độ thành lập và làm Hội Trưởng. Đây là một hội quốc
doanh, đặt dưới quyền chỉ đạo của Mặt Trận Tổ Quốc, quy tụ tất cả hàng
giáo của Phật Giáo ở miền Bắc. Năm 1979, Hòa Thượng Thích Trí Độ qua
đời, Hòa Thượng Thích Đức Nhuận (ở Bắc) nắm chức Quyền Hội Trưởng.
Hội này tồn tại đến tháng 11 năm 1981 thì sát nhập vào Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam.
2.- Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quốc doanh
Các cao tăng trong Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo
Ấn Quang đã góp phần tích cực vào việc thành lập Giáo Hội Phật Giáo
quốc doanh đặt dưới quyền chỉ đạo của Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Mặt
Trận Tổ Quốc.
Năm 1980, Ủy Ban Vận Động Thống Nhất Phật Giáo được thành lập,
Thượng Tọa Thích Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Phật Giáo Ấn
Quang làm Trưởng Ban, còn Hòa Thượng Đôn Hậu, Xử Lý Thường Vụ
Viện Tăng Thống, làm Cố Vấn.
Ngày 4.11.1981, Đại Hội Đại Biểu Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam đã
được triệu tập tại chùa Quán Sứ Hà Nội. Theo Nhật Báo Nhân Dân ngày
5.11.1981, "dự hội nghị có 164 đại biểu các tố chức, giáo hội, hệ phái : Hội
Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam (miền Bắc), Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Thống Nhất (Ấn Quang), Giáo Hội Phật Giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban
Liên Lạc Phật Giáo Yêu Nước Thành Phố Hồ Chí Minh ... "