và Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang.
Trong "Đơn xin cứu xét nhiều việc" đề ngày 25.6.1992 gởi cho nhà cầm
quyền Hà Nội, Hòa Thượng Huyền Quang đã phải nhìn nhận :
"Chúng tôi nhận thấy thành phần Lãnh đạo Giáo Hội Nhà Nước, hầu hết
là các vị Giáo phẩm cao cấp của Giáo Hội Thống Nhất (tức Ấn Quang).
Vì nhiều lý do : đa phần là nhu nhược, bị ép buộc tham gia. Đã bỏ Giáo
hội chúng tôi ra đi với tư cách cá nhân, không có một lời từ nhiệm."
BIỆN MINH CHO SỰ HỢP TÁC VỚI CỘNG SẢN VIỆT NAM
Như vậy sự yểm trợ của nhóm Phật Giáo Miền Trung trong tông phái Ấn
Quang cho Việt Cộng trong việc làm sụp đổ các chế độ Cộng Hòa miền
Nam Việt Nam và cuối cùng là toàn bộ miền Nam Việt Nam không phải là
một sự vu khống hay chụp mũ như nhóm Bông Sen đã tố cáo. Đó là một sự
thật với những bằng chứng cụ thể và đã được các nhà lãnh đạo cao cấp của
tông phái Phật Giáo Ấn Quang nhìn nhận. Hòa Thượng Thích Huyền
Quang xác nhận một lần nữa sự kiện này trong Thông Bạch số 16/VPLV-
VHĐ, viết tại Quảng Ngãi ngày 20.9.1993 :
"Gần đây, trong hai cuộc kháng chiến dành Độc Lập, từ năm 1945 đến
1975, trong hoàn cảnh khó khăn, Phật Giáo chúng ta rất tự hào đã cùng
một lúc làm hai việc: một mặt nỗ lực xây dựng phong trào chấn hưng Phật
Giáo, mặt khác cùng toàn dân góp phần xương máu dành Độc Lập cho Tổ
Quốc. Thế nhưng sau khi đất nước được Hòa Bình, thống nhứt, những
người Cộng Sản khi nắm quyền cai trị đất nước đã phủ nhận công lao
xương máu của toàn dân trong đó có Phật Giáo, đã đối xử với chúng ta
một cách ngang ngược thô bạo, bằng hành động xóa bỏ, lật đổ
GHPGVNTN Ấn Quang để lập ra một Giáo Hội mới mang danh hiệu tương
tự cuối năm 1981"(11)
Các nhà nghiên cứu và phân tích của Phật Giáo đang cố gắng biện minh
cho sự hợp tác này. Trong bài "Bản chất dung hòa và hóa giải dân tộc của
Phật Giáo" Nguyễn Điều viết :
"Phật Giáo Việt Nam trung hậu với dân tộc đến độ một nhà lãnh đạo Phật
Giáo đã nói : "Khi hoàn cảnh lịch sử đẩy dân tộc vào con đường đấu tranh
mù quáng chống ngoại bang, Phật giáo cam chịu mang tiếng mù quáng