quân chiếm Phát Diệm.
Sau này, Linh mục Hoàng Quỳnh có viết trên tạp chí Đời Sống ngày
22.12.1953 cho biết rằng trong thời gian chiến đấu chống Cộng Sản, đã có
khoảng 5 ngàn thanh niên Công Giáo bi Việt Minh bắt giam ở các trại Đầm
Đùn, Yên Lai và Kim Tân.
Khu Phát Diệm có Pháp đóng nên Việt Minh gặp khó khăn khi mở cuộc tấn
công vào các giáo xứ, Việt Minh quay qua tấn công ở các vùng khác, đặc
biệt là trận Phú Ninh ở Bùi Chu vào tháng 11 năm 1949. Bộ đội và công an
Việt Minh đã bắt hết các thanh niên trong giáo xứ, chiếm nhà thờ và nhà
cha xứ, nhưng Linh mục Nguyễn Duy Tôn trốn được. Ngày 19.11.1949,
Pháp mở một cuộc hành quân đi ngang qua vùng này, dân làng Phú Ninh
mới được giải thoát.
Trong thời gian chống Việt Minh và chống Pháp, khu Phát Diệm cũng đã
che chớ được nhiều nhân vật quan trọng, giúp họ thoát được sự sát hại của
Việt Cộng. Đặc biệt là trường hợp của các ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình
Nhu và Trần Văn Chương.
Khoảng tháng 6 năm 1946, khi Hồ Chí Minh ra lệnh tàn sát các lãnh tụ
đảng phái quốc gia thì ông Ngô Đình Diệm đến ẩn nấp ở nhà Linh mục Độ,
Chánh xứ Tuy Hòa. Việt Minh biết được nên đến giả vờ mời ông đi họp rồi
đưa lên giam tại Tuyên Quang. Sợ ông Diệm cũng bị sát hại như trường
hợp của ông Ngô Đình Khôi, nhiều người đã báo tin cho đức Giám Mục Lê
Hữu Từ nhờ can thiệp gấp. Đức Giám Mục Lê Hữu Từ đã cùng Linh mục
Phạm Quang Hàm và ông Ngô Tử Hạ (sau làm Bộ Trưởng Bộ Cựu Chiến
Binh của Việt Minh) đến gặp Hồ Chí Minh yêu cầu trả tự do cho ông Ngô
Đình Diệm. Hồ Chí Minh giả vờ không biết gì chuyện bắt ông Diệm và hứa
sẽ cho lệnh thả ra. Ít lâu sau, ông Diệm đưa đưa về Hà Nội gặp Hồ Chí
Minh. Hồ Chí Minh mời ông Diệm làm cố vấn, nhưng ông Diệm từ chối,
viện lý do xin về thăm gia đình rồi mới quyết định. Hồ Chí Minh chỉ thị trả
tự do cho ông Diệm.
Ông Trần Văn Chương bị quản chế ở Yên Mô, đã tìm cách chạy thoát về
khu an toàn Phát Diệm. Ông Chương đổi tên thành Tham Huệ và ở trong
Trường Lý Đoán (Đại Chủng Viện) Phát Diệm còn bà Trần Văn Chương ở