Về sau, số người bỏ làng mạc di cư vào Nam ngày càng đông, Việt Cộng
thấy rằng nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, có thể làm suy yếu tiềm năng
nhân lực và kinh tế của miền Bắc nên đã dùng nhiều biện pháp đàn áp dã
man để ngăn chận. Nạn nhân chính của vụ đàn áp này đa số là người Công
Giáo. Các ký giả Tây Phương đã viết khá nhiều về các cuộc đàn áp phong
trào di cư với đầy đủ chi tiết. Sau đây là những vụ chính :
- Vụ Ba Làng : khoảng 8.000 giáo dân biểu tình trước nhà thờ Ba Làng đòi
được quyền di cư, đã bị bộ đội và công an Việt Cộng xả súng bắn thẳng vào
họ làm vô số người chết.
- Vụ Trà Lý : khoảng 2.000 giáo dân ra một cồn cát ở biển Trà Lý đợi tàu
đến đón đi. Khi nước thủy triều dâng lên, mọi người bắt đầu xôn xao thì bộ
đội ở trong bờ xả súng bắn ra khiến nhiều người bị chết trôi dạt trên sóng.
Tiếng la kêu cứu vang cả một vùng trời. Tàu Le Capricieux và một vài tàu
khác trông thấy đã đến cứu được 1445 người. Khoảng 600 người bị chìm
dưới bể.
- Vụ Cửa Lò : Cửa Lò là vùng duyên hải nằm cách Hải Phòng chỉ khoảng
300 cây số, nhưng giáo dân không đi được vì bộ đội và công an canh gác
rất kỹ. Em Mai Văn Thịnh, 12 tuổi, phải đánh lừa bằng cách tạo những đám
cháy khắp nơi khiến bộ đội lo chữa cháy, nhờ đó 1156 dân làng xuôi thuyền
đi được. Số phận em Mai Văn Thịnh không biết sau ra sao !
Những vụ đàn áp từng toán, từng gia đình hay từng cá nhân, có khi rất
nghiêm trọng, nhưng không thể kể hết ở đây được. Sau 30.4.1975, người ta
được biết có rất nhiều người Công Giáo đứng ra tổ chức di cư vào năm
1954 đã bị công an bắt và xử phạt từ 12 đến 20 năm khổ sai !
Kết quả : Đã có 860.206 người di cư được vào Nam, chia như sau :
- Thiên Chúa Giáo : 677.389 người (Công Giáo : 676.348 người, Tin Lành :
1.041 người)
- Phật Giáo : 182.817 người 2.
Giáo Hội Công Giáo miền Bắc từ 1954 - 1975
Sau cuộc di cư năm 1954, số giáo dân còn lại ở miền Bắc khoảng 750.000
người với 254 linh mục và 7 Giám Mục, chia làm 10 Giáo Phận. Ngoài ra,
Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Jean Dooley cũng đã quyết định ở lại với Giáo