đi cải tạo 10 năm, còn Linh mục Nguyễn Quang Lãm bị công an bám sát
cho đến khi qua đời vào năm 1993. Hai linh mục Nguyễn Viết Thọ và
Nguyễn Ngọc Lan đã xin từ bỏ chức linh mục và trở về lập gia đình.
Về phía giáo dân, những thành phần sau đây đã tham gia tích cực các tổ
chức Công Giáo quốc doanh: Lý Chánh Trung, Nguyễn Khắc Viện,
Nguyễn Đông Ngân, Đỗ Văn (tức Đỗ Hữu Nghiêm), Nguyễn Đình Đầu,
Vũ Duy Giang, Phạm Ngọc, Trần Huỳnh và Nguyễn Thành Cung. Trong số
này có hai thành phần hoạt động tích cực hơn cả là Nguyễn Đình Đầu và
Lý Chánh Trung.
Nguyễn Đình Đầu : Sinh năm 1920 tại Hà Nội, con một nhân viên lao
công quét trường. Nguyễn Đình Đầu có hai người em là Nguyễn Đình Rễ
và Nguyễn Thị Hồng. Lúc nhỏ, Nguyễn Đình Đầu được học Tiểu Chủng
Viện Hoàn Nguyên, Kẻ Sở, Hà Nam, thuộc Giáo Phận Hà Hội. Nguyễn
Đình Đầu mới học tới Đệ Lục (Cinquième) thì xuất, rồi sau đó vào học
trường Bách Nghệ Hà Nội, chưa có Tú Tài. Thời đó, Phong Trào Thanh
Niên Lao Động Công Giáo (JOC) đang phát triển mạnh ở Việt Nam,
Nguyễn Mạnh Hà làm Trưởng Phong Trào toàn quốc, còn Nguyễn Đình
Đầu làm Hội Trưởng Phong Trào ở Hà Nội.
Ngày 22.8.1945, Việt Minh cướp chính quyền. Ngày 23.8.1945 Hồ Chí
Minh công bố ngay thành phần chính phủ lâm thời tại Hà Nội. Trong chính
phủ này, người ta thấy Nguyễn Mạnh Hà giữ chức Bộ Trưởng Kinh Tế.
Nguyễn Đình Đầu được Nguyễn Mạnh Hà giới thiệu làm Tổng Giám Đốc
Tổng Nha Lao Động toàn quốc, dưới quyền của Bộ Trưởng Lao Động Lê
Văn Hiến.
Ngày 2.3.1946 Hồ Chí Minh lập chính phủ liên hiệp với các đảng phái
quốc gia, Nguyễn Mạnh Hà không có tên trong thành phần chính phủ nữa.
Lê Văn Hiến qua làm Bộ Trưởng Tài Chánh, Nguyễn Văn Tạo, một đảng
viên cao cấp khác, giữ chức Bộ Trưởng Lao Động. Nguyễn Đình Đầu tiếp