- Việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các nhà tu hành phải được sự chấp thuận
của cấp chính quyền liên hệ. Các dòng tu hay các hình thức tu tập thể chỉ
có thể hoạt động sau khi có giấy phép của Hội Đồng Bộ Trưởng.
- Các cá nhân hoặc các tổ chức tôn giáo muốn nhận viện trợ thuần túy tôn
giáo phải xin phép Hội Đồng Bộ Trưởng.
Nhà cầm quyền Hà Nội đã hành động bất chấp hệ cấp pháp lý : Dùng Nghị
Quyết là một quyết định hành chánh để sửa đổi một văn kiện pháp quy là
một Sắc Lệnh, rồi sau đó dùng một văn kiện lập quy ở cấp thấp là một Nghị
Định để thay thế một văn kiện cấp cao là một Sắc Lệnh. Điều này cho thấy
khả năng về pháp lý của nhân viên nhà nước rất thấp và nhà cầm quyền
nghĩ rằng họ có thể làm bất cứ cái gì mà họ thấy cần, nên bất chấp cả yếu tố
pháp lý. Sau khi Nghị Định nói trên được ban hành, các tôn giáo bị khống
chế hoàn toàn.
5.- Thành lập cơ cấu Công Giáo quốc doanh để lũng đoạn Giáo Hội Công
Giáo
Trong "Đơn Xin cứu xét nhiều việc", Hòa Thượng Huyền Quang có phân
bì : "Đây, nếu là chính sách cải tạo của 1 nước thì tại sao Nhà nước không
dựng lên một Giáo Hội thứ 2 cho Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam và các tôn
giáo khác. Ngược lại, nhà nước đã không làm việc cải tạo đó với Thiên
Chúa Giáo, mà còn lập lại ngoại giao với Thiên Chúa Giáo sau gần 50
năm gián đoạn, cô lập? Theo chúng tôi được biết, ngày nay mọi khó khăn
giữa Thiên Chúa Giáo La Mã và nước Việt Nam đã tháo gỡ gần hết, các
sinh hoạt của Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam gần như bình thường, sau khi
phái đoàn Giáo Phẩm cao cấp của Vatican đến thăm Việt Nam cách đây 2
năm." Rõ ràng Hòa Thượng Thích Huyền Quang không biết nhiều về các
nỗ lực khống chế Giáo Hội Công Giáo của nhà cầm quyền Hà Nội. Sự phát
biểu của ông thiếu dè dặt cần thiết của một nhà lãnh đạo tôn giáo.
* Lập đội ngũ giáo sĩ và giáo dân quốc doanh