quen với chế độ cộng sản, các linh mục Công Giáo nhận thấy rằng Sắc
Lệnh này tước đoạt mất quyền tự do hành đạo và truyền đạo nên đã công
khai chống đối.
Điều 3 của Sắc Lệnh dự liệu :
"Các nhà truyền giáo ngoại quốc được sự chấp thuận của chính phủ Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa có thể dạy tôn giáo mình như những người truyền
giáo Việt Nam và phải tôn trọng luật pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa như những người ngoại quốc khác."
Điều 6 cho phép các tôn giáo mở các trường huấn luyện để đào tạo những
người đảm nhiệm các giáo vụ. Điều 9 cho phép tôn giáo mở các trường tư
thục và việc giảng huấn nhưng phải theo chương trình nhà nước đưa ra.
Các trường tư thục Công giáo có thể dạy thêm giáo lý cho những học sinh
nào muốn. Điều 13 quy định rất hấp dẫn :
"Chính quyền dân sự không can thiệp vào nội bộ tôn giáo. Những liên hệ
giữa Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với Tòa thánh La Mã là vấn đề nội
bộ."
Đây chỉ là cái bánh vẽ đưa ra để lừa dối tín đồ của các tôn giáo. Mặc dầu
luật quy định như vậy, trong thực tế nhà cầm quyền Hà Nội đã dần dần
khống chế Giáo Hội Công Giáo miền Bắc về mọi phương diện. Đến năm
1957, Hồ Chí Minh ban hành Sắc Lệnh số L02/SL ngày 20.5.1957 về việc
lập hội và bắt các đoàn thể tôn giáo muốn hoạt động phải theo quy chế hiệp
hội này.
Năm 1975, khi mới chiếm được miền Nam, Hà Nội cũng đã đem Sắc Lệnh
ngày 14.6.1955 vào rêu rao ở miền Nam để chứng minh cho tín đồ các tôn
giáo thấy rằng dưới chế độ cộng sản cũng có tự do tôn giáo. Nhưng sự rêu
rao nầy đã gây những hậu quả tai hại. Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn
Bình đã viện dẫn Sắc Lệnh nói trên để chống lại việc nhà cầm quyền phát
động chiến dịch yêu cầu hủy bỏ quyết định bổ nhiệm Đức Giám Mục
Nguyễn Văn Thuận làm Phó Tổng Giám Mục Saigon. Vì thế, chỉ một thời
gian ngắn sau, nhà cầm quyền đã xiết chặt các sinh hoạt tôn giáo lại bằng
Nghị Quyết số 297 ngày 11.11.1977. Bằng một quyết định hành chánh đơn
giản, nhà cầm quyền đã thay đổi cả một văn kiện pháp quy là Sắc Lệnh