tài viết lách rất điêu luyện, có thể bẻ ngòi bút đi theo hướng nào cũng được.
Đọc những bài Lý Chánh Trung ca tụng Hồ Chí Minh ngày 30.4.1975,
nhiều người phải sửng sốt về tài phất cờ theo chiều gió của người viết. Khó
tìm được tại miền Nam một người viết "bài ca con cá" điêu luyện như vậy.
Lý Chánh Trung có người em là Lý Chánh Đức, làm Giám Đốc Nha Học
Liệu tại Bộ Quốc Gia Giáo Dục, đã xin cho Lý Chánh Trung làm Công Cán
Ủy Viên của Bộ này. Về sau, Lý Chánh Trung được bổ làm Giám Đốc Nha
Trung Học Công Lập. Ngoài ra, Lý Chánh Trung cũng được mời dạy triết
học tại các Viện Đại Học Huế và Đà Lạt.
Tuy có trình độ kiến thức cao và vững vàng, tính tình hòa nhã, nhưng bước
đường sự nghiệp của Lý Chánh Trung rất lận đận, có khi không lo nổi
miếng ăn. Nhiều người cho rằng nếu Lý Chánh Trung đừng nghe Nguyễn
Đình Đầu, lấy xong bằng Tiến Sĩ rồi trở về, có lẽ sẽ gặp được nhiều thuận
lợi hơn. Linh mục Cao Văn Luận là người đã nâng đỡ Lý Chánh Trung rất
nhiều, nhưng dưới hai chế độ Cộng Hòa Miền Nam, Lý Chánh Trung chưa
tìm được chỗ đứng thoải mái, luôn phải bận tâm đến sinh kế nên thường tỏ
ra hận đời. Sự bất mãn của Lý Chánh Trung xuất hiện rất rõ trong cái lối
viết lúc nào cũng có tính cách châm chọc và cay chua của ông. Vốn là một
giáo sư triết, tôn thờ Mounier và Karl Jasper, Lý Chánh Trung đã nhìn vấn
đề chính trị Việt Nam dưới lăng kính của một triết gia. Trong bài "Trên
đường cùng đi" đăng trên báo Đại Dân Tộc số 17 ngày 4.6.1972, ông có
viết :
"Đối với tôi vấn đề rất giản dị : dầu cho cuộc chiến hôm nay được giải
thích cách nào, thực tế vẫn là có hai phe cùng người Việt đang chém giết
nhau, mỗi phe được một hoặc hai siêu cường yểm trợ tận tình về mọi mặt. "
"Tôi là người đứng "bên này" và từ lâu tôi đã nghĩ rằng lối thoát duy nhất
cho cuộc chiến hiện nay là phải tạo dựng cho "bên này" một chính quyền
tốt, độc lập với ngoại bang, có đủ nội lực và tự tín đê gặp gỡ và làm hòa
thật sự với bên kia."