NHỮNG BÍ ẨN ĐẰNG SAU CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN TẠI VIỆT NAM - Trang 226

đường Phan Đình Phùng, từ hướng Duy Tân tới. Khi đến góc Phan Đình
Phùng và Lê Văn Duyệt, xe giả vờ bị chết máy và ngưng lại, tất cả mọi
người trên xe bước xuống, tài xế mờ coffre xe trước chống lên và lom
khom xem máy, trong khi những người khác đưa Hòa thượng Quảng Đức
đi qua bên kia đường và đặt vào vị thế đã định. Các sư tham dự cũng được
chuyển bằng xe tới ngay sau đó, xuống xe và quây ngay một vòng tròn
xung quanh Thích Quảng Đức. Hai bình xăng nhỏ được đem xuống và thực
hiện đúng kế hoạch đã định. Mọi hành động đều được tiến hành một cách
mau lẹ, cảnh sát không phản ứng kịp. Mục tiêu của vụ thiêu người này là
làm áp lực cho những đòi hỏi của Phật Giáo trong các cuộc họp đang diễn
ra giữa Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo và Ủy Ban Liên Bộ. Đây là chiến thuật
"vừa đánh vừa đàm" của Thượng Tọa Thích Trí Quang.
Khi thiêu Hòa Thượng Thích Quảng Đức xong, người ta thấy chiếc xe
Austin mở coffre vẫn đang đậu bên kia góc đường, phía chợ Đủi. Các
phóng viên nhận ra ngay chiếc xe đó là của Trần Quang Thuận. Những
người chứng kiến nội vụ ngay từ đầu cho các ký giả biết người chờ Hòa
Thượng Thích Quảng Đức đến địa điểm chỉ định, rưới xăng và bật lửa đốt
vị sư đó là Nguyễn Công Hoan.
Nguyễn Công Hoan quê ở Tuy An, Phú Yên. Cha là một cán bộ Cộng Sản
tập kết ra Bắc năm 1954. Về sau, Nguyễn Công Hoan trở thành dân biểu
đơn vị Phú Yên thời Đệ Nhất Cộng Hòa, do Phật Giáo đưa ra. Mặc dầu đã
có vợ con ở Phú Yên, khi làm dân biểu, Nguyễn Công Hoan đã tằng tịu với
cô Đoan Khánh, ký giả báo Trắng Đen. Cô này chuyên săn tin ở Thượng và
Hạ Nghị Viện. Hai người lấy nhau và có một đứa con. Sau khi Việt Cộng
chiếm miền Nam, nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao Nguyễn Công
Hoan không đi học tập cải tạo như các dân biểu và nghị sĩ khác của Việt
Nam Cộng Hòa. Nguyễn Công Hoan chỉ đi dự một khóa chỉnh huấn ngắn
hạn mà thôi. Đến năm 1976, khi Nguyễn Công Hoan được Mặt Trận Tổ
Quốc đưa ra làm đại biểu Quốc Hội đơn vị Phú Khánh, người ta mới biết
Nguyễn Công Hoan là cán bộ nội tuyến của Việt Cộng. Bỗng dưng đến năm
1980, Nguyễn Công Hoan vượt biên qua Phi Luật Tân, sau đó đến Hoa Kỳ
được Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh giao coi sóc nhà xuất bản Lá Bối ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.