hiệnnay đề nghị Ngài và bào đệ của Ngài xuất ngoại, nếu Ngài từ chức.
Ngài có nghe thấy điều đó chưa ?
Diệm : Chưa. (và khi đó, ngưng một lát) Ngài có số điện thoại của tôi đấy
chứ ?
Lodge : Vâng. Nếu tôi có thể làm được gì cho sự an toàn sinh mạng của
Ngài, xin cứ gọi cho tôi.
Diệm : Tôi đang cố gắng tái lập trật tự.
Sau khi nói chuyện với Đại Sứ Cabot Lodge, Tổng Thống Diệm và ông
Nhu quyết định rời khỏi Dinh Gia Long. Khi cuộc đảo chánh thành công,
rất nhiều nguồn tin phát xuất từ phía Phật Giáo quả quyết rằng ông Diệm và
ông Nhu rời khỏi Dinh Gia Long bằng một đường hầm bí mật. Trong các
sử liệu của các sử gia Phật Giáo cũng nhất định ghi lại như thế. Nhưng mấy
ngày sau đó, tôi được gặp Thiếu tá Hoàng Văn Tình, Trưởng Phòng An
Ninh Phủ Tổng Thống, có mặt trong Dinh Gia Long khi cuộc đảo chính
xẩy ra, ông cho tôi biết lúc 7 giờ chiều ngày 1.11.1963, cả ông Diệm và ông
Nhu đã lên một chiếc Fourgonnette, hiệu Citroen, ra đường Công Lý, quẹo
trái xuống đường Lê Lợi rồi từ đường Lê Lợi đi vòng qua Bùng Binh trước
Chợ Bến Thành để qua đường Trần Hưng Đạo và đi thẳng vào nhà Mã
Tuyên ở Chợ Lớn. Người lái chiếc xe này là Trung Tá Hưng. Vì ông Nhu
đoán chắc thế nào cũng có đảo chánh nên đã chuẩn bị cách rút ra khỏi Dinh
Gia Long và nơi trú ẩn, kể cả chiếc xe dùng để di chuyển. Thiếu Tá Hoàng
Văn Tình cho biết chính ông đã lo liệu và yểm trợ cho chuyến đi này. Cụ
Cao Xuân Vĩ cũng có mặt tại Dinh Gia Long khi cuộc đảo chính xẩy ra. Cụ
đã đưa ông Diệm và ông Nhu lên xe xong mới ra về. Cụ Cao Xuân Vĩ cũng
đã xác nhận lại với tôi những điều Thiếu Tá Hoàng Văn Tình nói là hoàn
toàn đúng sự thật.
Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống có 6 Đại đội với khoảng 2.500 quân,
do Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi chỉ huy. Các Đại Đội này đóng rải rác ở
Sở Thú, thành Cộng Hoà, Dinh Độc Lập (đang xây) và Vườn Tao Đàn.
Trong Dinh Gia Long chỉ có một Đại Đội Cận Vệ do Thiếu Tá Huỳnh Văn
Lạc chỉ huy (về sau Thiếu Tá Huỳnh Văn Lạc lên đến Tướng và làm Tư
Lệnh Sư Đoàn 9).