Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu nếu không có lệnh của Đại Sứ
Henry Cabot Lodge. Việc Tướng Minh tiết lộ Đại Sứ Lodge nói nếu để ông
Diệm lưu vong thì bất cứ một Đại Tá nào cũng có thể làm đảo chánh để
đưa ông Diệm về, cho thấy Đại Sứ Lodge đã quyết định hạ sát ông Diệm và
ông Nhu.
Khi cuộc đảo chánh bắt đầu, Lucien Conein đã đến ngồi ở ghế của Đại
Tướng Lê Văn Tỵ để chỉ huy, nên việc quan trọng này chắc chắn không thể
không có quyết định của Lucien Conein. Tướng Trần Văn Đôn thuật lại
rằng khi tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu đã thoát ra
khỏi Dinh Gia Long, Lucien Conein đã nổi giận và ra lệnh phải tìm lại bằng
mọi giá.
Việc hạ sát Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, cũng
phải có lệnh của Lucien Conein. Trong công điện ngày 5.10.1963 gởi cho
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đại sứ Cabot Lodge đã dành một đoạn để đề cập
đến những người được coi là nguy hiểm nhất ở miền Nam. Dương Văn
Minh cho rằng có ba người nguy hiểm nhất là Ngô Đình Nhu, Ngô Đình
Cẩn và Dương Văn Hiếu. Lucien Conein lưu ý Dương Văn Minh rằng Lê
Quang Tung đáng sợ hơn. Điều này chứng tỏ Lucien Conein đã coi Lê
Quang Tung là một thành phần tuy hiểm cần phải thanh toán.
Nhiều người đã chỉ trích Tướng Dương Văn Minh là hèn nhát, không dám
công khai lãnh nhận trách nhiệm. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng sự thật còn tệ
hại hơn sự hèn nhát nữa : lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông
Ngô Đình Nhu một khi được tiết lộ ra thì "chính nghĩa" của cuộc đảo chánh
cũng như của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh tại miền Nam Việt Nam
không còn nữa!
Trong cuốn "Việt Nam : một trời tâm sự", Tướng Thi nói rằng khi bị tạm
giam tại Bộ Tổng Tham Mưu, Thiếu Tá Nhung đã lấy dây giày thắt cổ tự
sát. Nhưng năm 1968, khi đang học ở Washington DC, tôi hay đến chơi với
Tướng Thi. Có lần ông nói với tôi : "Tôi đã ra lệnh giết thằng Nhung. Cái
thằng khốn nạn!"
• Đảo chánh và tiền thưởng hay tiền thuê ?