NHỮNG BÍ ẨN ĐẰNG SAU CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN TẠI VIỆT NAM - Trang 316

Thượng Thích Thanh Cát đã triệu tập một buổi họp tại chùa Giác Minh,
tuyên bố từ chức Chủ Tịch Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt và suy tôn Thượng
Tọa Thích Tâm Châu lên làm Chủ Tịch. Nhờ vậy, Thượng Tọa Thích Tâm
Châu có đủ điều kiện để được bầu làm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo ngày
13.1.1964.
Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam do Thượng Tọa Thích
Tâm Châu thành lập năm 1954 và là Chủ Tịch đầu tiên của hội này. Từ năm
1956 ông làm Phó Chủ Tịch Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam.
Sự sắp xếp của Hoà Thượng Thích Thanh Cát đã làm Thượng Tọa Thích
Trí Quang thất vọng, nhưng để tạo hoà khí, Đại Hội đã bầu Thượng Tọa
Thích Trí Quang làm Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống. Về sau, Hòa
Thượng Thích Giới Nghiêm, Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già
Nguyên Thủy, cứ hỏi đi hỏi lại các Giáo Phái tại sao không bỏ thăm cho
Thượng Tọa Thích Trí Quang mà bỏ thăm cho Thượng Tọa Thích Tâm
Châu!

THÁNH CHIẾN ĐÒI MỘT "QUY CHẾ ĐẶC BIỆT" ĐỂ ĐỘC QUYỀN
ĐẠI DIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM

1- Đòi đi trước và đi trên luật pháp
Ngày 13.1.1964, Thượng Tọa Thích Tâm Châu, lấy tư cách là Chủ Tịch Ủy
Ban Liên Phái Phật Giáo và Chủ Tọa Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo, đã
gửi đến Trung Tướng Dương Văn Minh, Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân
Cách Mạng, một văn thư mang số 0509-PT/CT có kèm theo bản Hiến
Chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và yêu cầu Chính
Phủ công nhận Hiến Chương đó theo một "quy chế đặc biệt" dự liệu ban
hành cho các tôn giáo tại Việt Nam.
Nhận được văn thư này, Tướng Dương Văn Minh liền chuyển qua cho Bộ
Nội Vụ lúc đó do Trung Tướng Tôn Thất Đính làm Tổng Trưởng. Các
chuyên viên của Bộ Nội Vụ và Bộ Tư Pháp sau khi nghiên cứu đã cho biết
phải đợi có quy chế tôn giáo mới có thể giải quyết vấn đề này. Dụ số 10
ngày 6.8.1950 do Bảo Đại ban hành, được sửa đổi do Dụ số 24 ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.