19.11.1952 và Dụ số 7 ngày 3.4.1954, chỉ quy định việc thành lập các hiệp
hội chớ không dự liệu việc thành lập các giáo hội. Bộ Nội Vụ liền viết công
văn số 1041-B/BNV/KS ngày 29.1.1964 thông báo cho Thượng Tọa Thích
Tâm Châu biết :
"Bộ Nội vụ chấp thuận tạm thời và trên nguyên tắc bản Hiến Chương của
Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất, trong khi chờ đợi quy chế mới về đạo giáo
được ban hành.
"Tuy nhiên, bản Hiến Chương nói trên sẽ được xem xét lại và chấp thuận
khi có quy chế mới, để luật lệ chung được tôn trọng."
Công văn này do Trung Tướng Tôn Thất Đính ký tên.
Mặc dầu sự trả lời của Bộ Nội Vụ rất hợp lý, Giáo Hội Phật Giáo Thống
Nhất không chấp nhận những lời giải đáp đó và đòi chính phủ phải công
nhận ngay Hiến Chương ngày 4.1.1964 đã đệ trình.
Lúc đó các tài liệu của Ngũ Giác Đài về việc cơ quan tình báo Hoa Kỳ thuê
các tướng lãnh Việt Nam làm đảo chánh chưa được công bố nên các nhà
lãnh đạo Phật Giáo Ấn Quang tin rằng chính họ đã lật đổ chế độ Ngô Đình
Diệm, nên thừa thắng xông lên, cương quyết tranh đấu cho bằng được. Khi
ông Hà Thúc Ký được bổ nhiệm làm Tổng Trưởng Nội Vụ thay Tướng Tôn
Thất Đính, Thượng Tọa Thích Tâm Châu lại gởi văn thư số 0344-VI/VP
ngày 3.3.1964 yêu cầu Bộ Nội Vụ phải giải quyết ngay vấn đề Hiến
Chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Trước áp lực nặng nề của hai Thượng Tọa Trí Quang và Tâm Châu, Bộ Nội
Vụ đã chiếu Dụ số 10, ban hành Nghị Định số 329-BNV/KS ngày
24.3.1964 cho phép Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hoạt động.
Nội dung Nghị Định này gồm những điều khoản chính sau đây :
Điều 1.- Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được phép thành lập
trong khuôn khổ luật lệ hiện hành.
Điều 2.- Giáo Hội được phép hoạt động đúng theo bản Hiến Chương đề
ngày 4.1.1964 đã được công nhận
Điều 3.- Kể từ ngày thành lập, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
có tư cách pháp nhân và được quyền sở hữu, thụ đắc, tạo mãi, hoặc