Vấp.
Thượng Tọa Thích Thiện Minh cũng đã bị bắt giam sau đó.
Chùa Ấn Quang bị đặt trong tình trạng kiểm soát của công an, mọi sự ra
vào đều phải xin phép. Điều đã làm nhiều người thắc mắc là tại sao người
thật sự lãnh đạo Giáo Hội Ấn Quang từ 1963 - 1975 là Thượng Tọa Thích
Trí Quang, lại vẫn bình yên vô sự?
Báo Saigon Giải Phóng loan tin rằng các tăng sĩ nói trên bị bắt vì tuyên
truyền chống chế độ và liên lạc với các thế lực nước ngoài để âm mưu tạo
phản. Thượng Tọa Thích Minh Châu, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học
Vạn Hạnh, đã hợp với Võ Đình Cường, Nguyễn Xuân Lập, Tống Hòa Cầm,
Lê Cao Phan và Nguyễn Hữu Ba, tổ chức nhiều buổi thuyết giảng để giải
thích về chính sách của Nhà Nước đối với Phật Giáo, tố cáo những hành vi
phản động và vi phạm luật pháp Nhà Nước của nhóm tăng sĩ chùa Ấn
Quang.
Thượng Tọa Thích Huyền Quang và Thượng Tọa Thích Quảng Độ đã bị
đưa ra xét xử trong phiên tòa ngày 8.12.1978 tại Saigon. Viện Kiểm Sát
Nhân Dân đã đọc lời thú nhận của Thượng Tọa Huyền Quang như sau:
"Từ trước đến nay, chủ trương của chúng tôi là bất hợp tác với chính
quyền. Chúng tôi xin xác nhận rằng, trong quá khứ cũng như sau ngày giải
phóng hoàn toàn miền Nam, chúng tôi có những việc làm sai trái với
đường lôi, chính sách, pháp luật của chính quyền. Những tội lỗi là do
chúng tôi gây ra".
Tòa đã cảnh cáo và phạt ông 2 năm tù treo. Thượng Tọa Thích Quảng Độ
được tha bổng.
Đánh cú phủ đầu này, nhà cầm quyền Cộng Sản nhắm hai mục tiêu: Mục
tiêu thứ nhất là khống chế các thành phần chống đối có thể gây khó khăn
cho việc "quốc doanh hóa" Phật Giáo. Mục tiêu thứ hai là áp đảo tinh thần
những thành phần lưng chừng, thúc họ phải dứt khoát đi vào con đường
Nhà Nước đã vạch ra, nếu không, họ cũng sẽ chịu số phận như những thành
phần chống đối. Nhà cầm quyền đã đạt được cả hai mục tiêu đó.
Khi các biến cố xẩy ra ở chùa Ấn Quang, Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh đã
gửi cho các nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam đang ở hải ngoại một lá thư