thúc đẩy phải có thái độ đối với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, trong
thư ông viết:
"Tôi không ngủ được, một phần do nghĩ tới chùa Ấn Quang, đầu não của
Giáo Hội, hiện giờ là một ngôi chùa hoang. Có lẽ Hà Nội lý luận rằng: Mỹ
mà họ không sợ thì sợ gì chùa Ấn Quang? Họ lầm. Mỹ là Mỹ. Ấn Quang là
dân. Ấn Quang không đơn độc trong cuộc đấu tranh. Dân chúng cùng khổ
với Ấn Quang, thất vọng và hy vọng với Ấn Quang, thì Hà Nội không thể
coi thường Ấn Quang. Quý thầy hiện nay trốn tránh ở đâu? Trong nước
còn chưa biết, nữa là ngoài nước!"(22)
Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh là một người "có công lớn với cách mạng",
ông đã bôn ba bao nhiêu năm ở hải ngoại, mạo nhận tiếng nói của Phật
Giáo Việt Nam để vận động quốc tế đáp ứng các yêu sách của Hà Nội.
Hôm nay ông mới nhận ra sự thật.
Đến đây các tăng sĩ Phật Giáo đã ý thức được rằng thành tích "tham gia
cách mạng" của họ trong quá khứ không có giá trị gì đối với Đảng Cộng
Sản Việt Nam. Ngay những thành phần đã bỏ thành thị vào rừng tham gia
kháng chiến trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng còn bị loại ra khi
Việt cộng cướp được chính quyền, thì những thành phần chỉ nằm ở thành
phố tuyệt thực hay biểu tình không có chỗ đứng nào cả. Các tăng sĩ Phật
giáo bắt đầu tìm đường tẩu thoát. Nếu trước năm 1976, một số tăng ni Phật
Giáo chế giễu những người bỏ nước ra đi thì nay họ lại theo đoàn quân đó.
Hiện nay trên thế giới đã có trên 250 tăng sĩ Phật Giáo vượt biên xin tị nạn.
BIẾN CÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO THÀNH MỘT GIÁO HỘI PHẬT
GIÁO QUỐC DOANH
Dẹp xong các nhóm tăng sĩ chống đối trong Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang,
nhà cầm quyền tính đến chuyện gôm tất cả các tông phái Phật Giáo vào
một Giáo Hội quốc doanh. Trong việc này, Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang
là một đối tượng hàng đầu phải giải quyết.
● Chia để trị
Khi khủng bố các tăng sĩ trong Giáo Hội Ấn Quang, nhà cầm quyền đã
dành lại một số nhân vật quan trọng có thể xử dụng sau này, đó là các tăng
sĩ sau đây: