Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ đã cho Ấn hành một cuốn Bạch Thư, trong Bạch
Thư đó, có đăng lại bài "Vấn đề thông nhất Phật Giáo" của Thụy Giao viết
trên tờ Xây Dựng tháng 9 năm 1992, xuất bản tại San José Bài đó đã phân
tích nội dung thông điệp nói trên và kết luận rằng thông điệp đó giả, vì lý
do sau đây: Đạo Phật có 8 vạn 4 ngàn Pháp Môn, mỗi Pháp Môn có lối tu
riêng nên không thể thống nhất về tổ chức mà chỉ có thể thống nhất về
phương diện tư tưởng Phật Pháp, mà tư tưởng Phật Giáo thì tuyệt đối tôn
trọng tự do. Vì thế, trên thế giới, ngoại trừ Tây Tạng, đã không có Giáo Hội
và Phật Giáo cũng không có giáo quyền. Cuốn Bạch Thư kết luận rằng Hòa
Thượng Đôn Hậu, là người thông hiểu về Phật Pháp, không bao giờ viết
một câu trái với tinh thần Phật Giáo như sau:
"Giáo hội tại quê nhà cũng như cá nhân tôi và quý vị trong Hội Đồng
Lưỡng viện sẽ không liên hệ mọi Phật sự với bất cứ một tổ chức Phật Giáo
Việt Nam nào ở hải ngoại, nếu như đó chưa có một giáo hội thật sự thống
nhất, và sẽ không yên tâm nếu những điều khuyết thỉnh này chưa đạt được
kết quả mong muốn."
Về hình thức, thông điệp ngày 31.10.1991 chắc chắn không phải do chính
Hòa thượng Đôn Hậu soạn, vì cách hành văn và bố cục của thông điệp
không phải là cách hành văn và bố cục mà Hòa Thượng Đôn Hậu thường
xử dụng.
* Những chuyện chung quanh Chúc Thư và Di Huấn
Sau khi Hòa Thượng Đôn Hậu qua đời ngày 23.4.1992, Viện Hóa Đạo Giáo
Hội Phật Giáo Ấn Quang đã công bố một Chúc Thư đề ngày 15.11.1991 và
một Di Huấn đề ngày 29.2.1992, được nói là của Hòa Thượng Đôn Hậu để
lại. Hai văn kiện này được viết bằng một lối hành văn mới, bố cục chặt chẽ,
khác với văn từ của Bản Tự Thuật ghi lại cuộc nói chuyện với Thủ Tướng
Phạm Văn Đồng năm 1976. Đây không phải những lời tâm huyết của một
người sắp đi về thế giới bên kia mà chúng ta thường thấy. Đây là một chỉ
thị mang tính cách hành chánh nên đã gây nhiều tranh luận.
Báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh viết một loạt bài về "Lật lại hồ sơ
vụ Chúc Thư giả" kể từ số ngày 17.4.1993, quả quyết chúc thư đó do thầy
Hải Tạng soạn thảo và đưa cho Hòa Thượng Nhật Liên duyệt y rồi thầy Trí