yếu, hai chữ "Phật tử" được dùng cũng đã làm cho người đọc nghi ngờ.
Việt Cộng không bao giờ chịu nhận họ chống "Phật tử" mà nói họ chỉ
chống "bọn xấu", "bọn phản động đội lốt tôn giáo". Trong văn thư người ta
thấy có các chữ "Phật Giáo hải ngoại" hoặc "đề nghị triển khai một số
công tác gấp".. Đó là những chữ, những cụm từ Việt Cộng không bao giờ
dùng. Họ gọi là "Phật Giáo nước ngoài" và "kiến nghị triển khai khẩn
trương một số công tác" v.v...
Đọc văn thư "tuyệt mật" số 106/PA 15-16 của Giám Đốc Công An tỉnh
Quảng Trị làm tại Đồng Hà ngày 18.8.1992, gởi Thường Vụ Tỉnh Ủy
Quảng Trị, chúng ta còn thấy nhiều chuyện khôi hài hơn nữa. Người đọc có
cảm tưởng như đây là là một bài ca tụng sức mạnh vô cùng to lớn của khối
Phật Giáo Ấn Quang ở trong nước cũng như trên toàn thế giới, chứ không
phải là văn thư của một cơ quan công an cấp tỉnh viết cho cấp trên để xin
chỉ thị về cách thức đối phó với các tổ chức Phật Giáo tại Quảng Trị. Văn
thư có những đoạn viết như sau:
"Ở Việt Nam vẫn có 22 Hệ phái Phật Giáo khác nhau... Song trong đó Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (Phật Giáo Ấn Quang) là giáo hội
chủ lực trong các giáo phái.."
Sau khi nhận được tâm thư nói trên (của Thích Hải Tạng), ngày 3.10.1991
giáo hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất tại Hoa Kỳ, Canada, Úc và Tân
Tây Lan trong tuyên cáo đã quyết định những mục tiêu sau :
1) Tích cực thực hiện công cuộc đoàn kết hòa hợp tăng tín đồ Phật giáo
Việt Nam tại Hải ngoại.
2) Đòi hỏi chính quyền Việt Nam hiện tại phục hồi về phương diện pháp lý
nhân sự và tài sản của giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.."
Văn thư dài gần 6 trang báo, liệt kê đầy đủ các việc xẩy ra trong nước và
mọi việc giao dịch giữa Giáo Hội Ấn Quang trong nước với Giáo Hội Ấn
Quang hải ngoại từng giai đoạn, giống như một cuốn nhật ký, chứng tỏ
trình độ nghiệp vụ của người làm văn thư giả còn quá non nớt, không lừa