chí Phật Giáo cho biết chính quyền Cộng Sản Việt Nam hiện nay cũng đã
góp phần lớn lao vào việc phát triển Phật Giáo.
Có thể nói, trong 100 năm qua, Phật Giáo ở Việt Nam đã phát triển mạnh
hơn bao giờ hết. Những đau thương mà Phật Giáo Việt Nam phải gánh chịu
trong 30 năm gần đây phần lớn là do các phần tử Phật Giáo cực đoan miền
Trung trong Giáo Hội Ấn Quang gây ra hơn là do các chính quyền. Chính
họ đã dồn các chính quyền vào cái thế phải đối đầu với các tham vọng của
họ. Các sự kiện được nêu ra trong những chương tiếp theo sẽ chứng minh
điều đó.
Qua các nhận xét nói trên, chúng ta nhận thấy lời tuyên bố "Chính trị Việt
Nam suốt 100 năm này, đã dành một số phận đen tối, khắc nghiệt nhất cho
những đứa con Việt Nam ưu tú (tức Phật Giáo) và dành một chỗ ngồi ưu
đãi nhất cho những đứa con phản bội xấu xa (tức Thiên chúa Giáo)" chỉ là
một cách tuyên truyền để kích động quần chúng phát động đấu tranh cho
những tham vọng của nhóm Phật Giáo thiển cận và cực đoan miền Trung
mà thôi. Thực tế hoàn toàn trái ngược với lời tuyên bố đó.
Ghi chú Chương I :
1 Lý Khôi Việt, Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam cuối thế kỷ thứ 20, Bông
Sen số 17, tháng 9 & 10 năm 1993. tr. 29.
2. Marx-Engels, Tuyển Tập I, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, tr. 14.
3. Lý Khôi Việt, Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam cuối thế kỷ thứ 20, Bông
Sen số 17, tháng 9 & 10 năm 1993, tr. 25.
4. Phan Quang Độ, Phật Giáo và Chính Quyền, Bông Sen số 17, tháng 9 &
10 năm 1993, tr. 1 - 2.
5. Phan Quang Độ, Phật Giáo và Chính Quyền, Bông Sen số 17, tháng 9 &
10 năm 1993/ tr. 1. 3.
6. Lý Khôi Việt, Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam cuối thế kỷ thứ 20, Bông
Sen số 17, tháng 9 & 10 năm 1993, tr. 27.
7. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, tr. 93 - 94.
8. Trịnh Văn Thanh, Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển. tr. 614
9. Toan Ánh, Tín Ngưỡng Việt Nam, tập I, tr. 249.