v.v. Hai cuốn tự điển Việt Nam của Paulus Huỳnh Tịnh Của và Hội Khai
Trí Tiến Đức được nhìn nhận có giá trị.
Về giáo dục, trước năm 1975, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có khoảng
900 trường trung tiểu học rải rác khắp nơi và 2 trường đại học, một ớ Đà
Lạt và một ở Saigon. Những người không công giáo phải nhìn nhận rằng
trường công giáo có một hệ thống giáo dục tốt. Số nhân vật cầm quyền do
các trường công giáo đào tạo rất nhiều.
Về xã hội, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có nhiều cơ sở giúp đồng bào
nghèo và những kẻ cô đơn, bệnh hoạn như trại tế bần, viện mồ côi, viện
dưỡng lão, bệnh viện, trại cùi, cơ quan cứu tế xã hội, trại giúp đỡ trẻ bụi đời
và hoàn lương gái mãi dâm, v.v. Nơi nào cần sự giúp đỡ đều có mặt của các
tổ chức xã hội công giáo.
Một tôn giáo không hề được nhà nước đi thỉnh về và đưa lên làm quốc
giáo, bị đàn áp ngay từ những ngày đầu bước chân đến Việt Nam, bị kỳ thị
vì cho là đạo ngoại lai, thế mà trong chưa đầy 4 thế kỷ, đã lớn mạnh trên
đất nước, không phải lớn mạnh bằng con số phần trăm mà lớn mạnh bằng
những đóng góp thiết thực, đó là do tình yêu của Chúa Ki tô đã được thể
hiện nơi các nhà truyền giáo, họ đã không ngại ngùng trước bất cứ đe dọa
nào.
"Ai gieo trong nước mắt, sẽ gặt trong hân hoan" (Ps. 125, 5 - 6).
"Đâu có tình yêu và bác ái, ở đó có Thiên Chúa".
Các linh mục thừa sai ngoại quốc trước đây và người Công Giáo Việt Nam
ngày nay đã và đang theo những lời đó để âm thầm bước lên.
V. KẾT LUẬN
Sau khi khảo sát qua chủ thuyết Phật Giáo và dân tộc do nhóm Phật Giáo
cực đoan miền Trung đưa ra, chúng ta nhận thấy chủ thuyết này được đặt
trên hư cấu và chưa được xây dựng thành hệ thống. Những lời phát biểu về
chủ thuyết đó chỉ mang hình thức "đại ngôn vô đương". Đó là một chủ
thuyết bất khả thi vì đi ngược với trào lưu tiến hóa của nhân loại. Chủ
thuyết này cuối cùng chỉ còn là một cuồng vọng.
Những sự khoa trương về sự đóng góp của Phật Giáo vào văn hóa và sự tồn
vong của dân tộc dưới đời Lý - Trần thực chất chỉ là một huyền thoại. Về