- Giáo phận Đông Đàng Ngoài : 140.000 tín hữu với 1 Giám Mục, 4 Linh
mục thừa sai và 41 Linh mục Việt Nam.
- Giáo phận Tây Đàng Ngoài : 120.000 tín hữu với 1 Giám Mục, 6 Linh
mục thửa sai và 65 Linh mục Việt Nam.
- Giáo phận Đàng Trong : 60.000 tín hữu với 1 Giám Mục, 5 Linh mục
thửa sai, 15 Linh mục Việt Nam.
Năm 1900, Việt Nam đã có 812.000 tín hữu với 473 Linh mục bản xứ và
320 linh mục ngoại quốc. Năm 1927, số giáo dân tăng lên 1.237.249 người.
Năm 1933, Linh mục Nguyễn Bá Tòng đã được phong làm Giám Mục Việt
Nam tiên khởi.
Đầu năm 1954, Việt Nam đã có 1.400.000 tín hữu. Sau Hiệp Định Genève,
hơn 650.000 giáo dân đã di cư vào Nam, để lại miền Bắc 10 giáo phận với
750.000 giáo dân mà chỉ có 7 Giám Mục, 374 Linh mục. Năm 1959, số
giáo dân tại miền Nam là 1.226.310 với 1342 linh mục, 715 sư huynh và
3.776 nữ tu.
Trong những năm sống dưới chế độ cộng sản, nhà cầm quyền Hà Nội đã cố
gắng tách Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ra khỏi Tòa Thánh La Mã và
quốc doanh hóa, nhưng không thành công, vì đức tin của giáo dân rất
mạnh. Hầu hết giáo dân đều khai rõ tôn giáo trong Chứng Minh Nhân Dân,
mặc dầu biết khai như vậy sẽ bị bạc đãi về mọi phương diện.
Về phương diện văn hóa, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã có nhiều đóng
góp quan trọng. Trước tiên là Linh Mục Alexandre de Rhodes (1591-1660)
đã sáng chế ra chữ quốc ngữ và hai Giám Mục Pigneau de Béhaine (1741 -
1840) và Taberd (1790 - 1840) đã hoàn chỉnh thêm. Chính chữ quốc ngữ đã
làm thay đổi hẳn nền văn học Việt Nam, đưa nền văn học này ngày càng
tiến mạnh. Trương Vĩnh Ký và Paulus Của đã góp phần cổ động cho sự
phát triển văn học bằng chữ quốc ngữ. Nhiều quyển tự điển do các giáo sĩ
biên soạn đã được phổ biến khắp nơi giúp người Việt Nam tiếp xúc với nền
văn hóa Tây phương như các cuốn tự điển La Việt của Giám Mục Taberd
(1838), và Ravier (1880), tự điển Việt Pháp của Linh mục Ghénibrel
(1868), tự điển Việt Pháp và Pháp Việt của Linh mục G. Cordier (1930 -
1934), tự điển Việt Hoa Pháp vĩ đại của Linh mục Eugène Gouin (1957).