trước mắt là Pháp có lý do chiếm ba tỉnh miền Nam. Ông sợ Văn Thân
hành động nông nổi sẽ đưa đến mất nước. Sự lo sợ của ông sau này đã
thành sự thật.
Phê bình về những sai lầm của triều đình và triều thần nhà Nguyễn đưa đến
việc mất nước, sử gia Trần Trọng Kim chỉ viết có một câu ngắn nhưng rất
đầy đủ :
"Sức đã không đủ giữ nước mà cứ làm điều ác. Đã không cho người ngoại
quốc vào buôn bán, lại đem làm tội những người đi giảng đạo, bởi thế cho
nên nước Pháp và nước I-pha-nho mới nhân cớ ấy mà đánh nước ta vậy."
(35)
Sử gia Trần trọng kim còn kể lại năm 1879, Nguyễn Hiệp đi sứ Thái Lan về
có dâng sớ cho vua và triều đình biết Thái Lan nhờ lập điều ước cho các
nước Anh, Pháp, Phổ, Ý và Mỹ đặt lãnh sự để lo việc buôn bán nên Anh
không lấy cớ gì để mưu sự cướp đất. Năm 1881, Lê Đĩnh đi sứ Hồng Kông
về cũng tâu như vậy, nhưng vua và triều đình không theo, để phải mất
nước.
d) Trưởng thành trong đau khổ
"Phúc cho những ai bị bắt bớ vì sự công chính, vì nước trời là của họ" (Mat
5, 10)
"Ai chịu mất mạng sống vì Ta và vì Phúc âm, sẽ cứu được mạng sống chính
mình" (Mc 8, 35)
Đó là những lời Thánh Kinh mà các giáo sĩ và giáo dân công giáo luôn suy
niệm trong cuộc sống hằng ngày.
Nhờ sự hy sinh của giáo sĩ và giáo dân, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã
bước lên trong đau khổ. Ngày 9.9.1659, các giáo sĩ thừa sai đã lập được 2
giáo phận : Giáo phận Đàng Trong và Giáo Phận Đàng Ngoài. Năm 1668
và 1669, bốn linh mục Việt Nam đầu tiên đã được phong chức tại Juthia,
Thái Lan. Để giải quyết tình trạng thiếu linh mục, nhất là trong trường hợp
các giáo sĩ Tây phương bị truy nã, các linh mục Dòng Tên đã huấn luyện
các "thầy giảng" và thành lập Dòng Mến Thánh Giá cho các nữ tu Việt
Nam. Nhờ vậy, lúc nào cũng có người dẫn dắt giáo dân. Năm 1802, Giáo
Hội Việt Nam đã có 3 Giáo Phận :