4.- Thời Văn Thân nổi loạn (1862 - 1888)
Sau khi vua Tự Đức ký hòa ước với Pháp, năm 1864 một số nhà Nho gọi là
Văn Thân công khai tố giác vua Tự Đức hèn nhát. Văn Thân được các văn
thần trong triều và hoàng tộc ủng hộ, định nổi loạn trong một kỳ thi tổ chức
tại Huế năm 1864. Văn Thân dâng lên Tự Đức một tờ sớ tố cáo người công
giáo âm mưu chống triều đình và yêu cầu được cấp vũ khí để chiến đấu.
Nhận được tờ sớ này, vua ra lệnh lục soát các nhà thờ, các cơ sở và tư gia
của người công giáo để kiếm vũ khí nhưng không thấy. Vua ra chỉ dụ giải
thích tại sao nới lỏng việc cấm đạo và lên án phong trào Văn Thân.
Văn Thân không còn muốn theo lệnh triều đình nữa, tự động tổ chức phong
trào tiếp tục chống Pháp và tàn sát người Công Giáo. Cuộc tàn sát này cũng
rất dữ dội và bừa bãi, vì lúc đó triều đình không còn kiểm soát được nữa.
Tại một vài nơi, các giáo xứ Công Giáo đã tự động thành lập các tổ chức tự
vệ để chống lại Văn Thân. Cuộc tàn sát dữ dội nhất xẩy ra năm 1874, có
khoảng 4.500 người Công Giáo bị giết và 300 giáo xứ bị đốt. Lấy cớ triều
đình Huế không muốn thi hành Hòa ước 1962, Pháp đem quân đánh chiếm
các tỉnh miền Bắc và miền Trung, Văn Thân và triều đình Huế không
đương đầu nổi, nên năm 1874 vua chịu ký hòa ước thứ hai gồm 22 điều
khoản nhận quyền bảo hộ của Pháp, trong hòa ước đó có khoản nói về tự
do tín ngưỡng như sau :
"Nhìn nhận đạo công giáo dạy dân làm lành, Hoàng Đế Việt Nam bãi bỏ
các sắc dụ cấm đạo trước và ban phép cho tất cả mọi người dân trong nước
được tự do theo đạo và hành đạo"
Sau hòa ước này, Văn Thân vẫn tiếp tục đốt phá các làng mạc Công Giáo
và tìm sát hại người Công Giáo, nhất là sau khi triều thần đưa vua Hàm
Nghi mới 12 tuổi chạy trốn ra Quảng Trị, rồi sau đó tới Quảng Bình. Cuộc
tàn sát chỉ chấm dứt sau khi vua Hàm Nghi bị bắt vào năm 1888 ở Quảng
Trị và phong trào Văn Thân tan rã.
Tổng kết sau 300 năm bắt đạo đã có khoảng 130.000 người bị giết, trong đó
có 8 Giám Mục, 200 Linh mục gồm 150 linh mục Việt Nam và 50 người
linh mục ngoại quốc thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, 340 thầy giảng, 270
nữ tu. Khoảng 3.000 họ đạo đã bị đốt phá. Tòa Thánh La Mã đã phong