Mỹ, dù cho có là tôi, là anh hay là Tổng thống Mỹ, quyết định cho Chính
phủ Nam Việt Nam, điều đã dẫn đến thảm kịch cho cả hai đất nước.
Vào ngày 13-5-70, tôi báo cáo trước Uỷ ban đối ngoại của Hạ viện. Phiên
họp này, theo lời Fulbright, kêu gọi phải "điều trần về hệ quả về lịch sử,
chính trị và kinh tế mà chính sách của Mỹ đã gây nên ở Việt Nam và Đông
Nam Á". Lúc đầu người ta dự kiến buổi điều trần sẽ mang tính giáo dục và
không tranh cãi, phản ánh tâm trạng của Thượng viện và công chúng,
nhưng trong những giới hạn đó, tôi quyết định sẽ bình luận thẳng thắn về
bản chất của chế độ Sài Gòn do Mỹ hậu thuẫn.
Trong bối cảnh này, tôi bắt đầu bằng việc điểm lại những nỗ lực của chính
quyền nhằm ngăn cản quyền "tự quyết" đích thực ở Việt Nam - mục tiêu
mà Mỹ tuyên bố khi can thiệp vào đất nước này. Thực tế lại là "trong số
những chế độ mà chúng ta đã hỗ trợ, từ chế độ Bảo Đại do Pháp khống chế,
cho đến Ngô Đình Diệm, đến chế độ quân sự hôm nay cầm quyền dưới vỏ
bọc hợp hiến, chẳng có chế độ nào là kết quả của một quá trình nhân dân
lựa chọn một cách thực sự tự do, hoặc thực sự không chịu ảnh hưởng từ
bên ngoài của chúng ta".
Trong phần điều trần của mình, tôi đã gắn với lịch sử những cố gắng của
Mỹ nhằm duy trì một loạt các chính quyền hầu như không có hoặc hoàn
toàn không có sự ủng hộ của người dân, chỉ đơn thuần dựa trên khả năng
họ có thể duy trì những lợi ích nổi trội của Mỹ và ngăn chặn các chính phủ
này cuối cùng rơi vào sự kiểm soát của Cộng sản. Tôi nói kỹ trường hợp cụ
thể của bạn tôi là Trần Ngọc Châu, người đã bị bắt ở Sài Gòn và bị xét xử
trái luật vào tháng ba (Một cựu bộ trưởng trong chính quyền Ngô Đình
Diệm, sau các cuộc đảo chính của phe quân sự Sài Gòn đã mất chức - ND).
Châu bị bắt vì bị cho là có tiếp xúc bí mật với người anh ở miền Bắc. Trên
thực tế, chính Đại sứ Lodge đã khuyến khích những tiếp xúc như vậy và
mọi người ở sứ quán đều biết rõ điều đó. John Van đã nói với tôi rằng lý do