Hãy đặt những câu hỏi mà mọi người đều có thể nói lên quan điểm riêng
của mình. Bắt đầu từ những chuyện thường nhật trong cuộc sống chứ đừng
đụng đến đề tài quá hóc búa. Cũng nên tránh tối đa những đề tài ít người
biết đến, hay chỉ chuyên gia mới bàn tới nổi.
+ Lưu ý quan điểm người khác
Chớ huyên thuyên nói về quan điểm của bạn. Bạn sẽ được người ta nhớ
đến nhiều hơn nếu hỏi về quan điểm của họ. Henry Kissinger - người dùng
cả đời mình để nghiên cứu về ngôn ngữ nói - rất coi trọng nguyên tắc này.
Thậm chí trong những vấn đề thuộc lĩnh vực tinh thông của mình,
Kissinger vẫn hỏi người đối diện: "Bạn nghĩ gì về vấn đề này?"
+ Giúp người rụt rè ít nói trong nhóm
Tôi luôn chú ý đến cách làm sao để tất cả các bạn hữu đều tham gia vào
bàn tròn. Đặc biệt đối với những người bản tính rụt rè hay không thích nói
nhiều. Nếu người bên trái của tôi rất năng cười nói còn người bên phải lại
im thin thít, nhiệm vụ của tôi là phải tạo sự hào hứng cân bằng cho cả hai
bên. Tôi luôn chú ý đến những người rụt rè, ít nói, quan sát từng phản ứng
nhỏ của họ đối với đề tài đang được bình luận sôi nổi. Chú ý xem họ có
muốn nói gì hay không và sử dụng ngay câu hỏi của Henry Kissinger: "Còn
bạn, bạn nghĩ gì về vấn đề này?". Khi ấy sự rụt rè sẽ thối lui và người ấy sẽ
lên tiếng tham gia vào câu chuyện.
Hỏi về các vấn đề mà họ hoàn toàn có thể trả lời được. Nếu đề tài về giáo
dục, bạn có thể hỏi: "Hình như con gái anh đang học ở trường trung học X.
phải không? Dạo này cô bé ấy học hành ra sao?"
+ Đừng độc chiếm câu chuyện
Điều nguy hiểm trong giao tiếp cộng đồng là bạn muốn độc chiếm câu
chuyện. Hãy chỉ nên nói những nét chính yếu, cắt xén và cô đọng lại câu