NHỮNG BÍ QUYẾT TRONG GIAO TIẾP - Trang 37

chuyện dài lê thê của bạn. Đừng nói quá nhiều chuyện vì ngoài chuyện của
bạn ra còn nhiều câu chuyện của những người khác muốn thảo luận nữa.

Nói quá nhiều (overtalk) chẳng tạo nên một thiện cảm nào nơi người

nghe cả. Thậm chí nó còn phá vỡ những ấn tượng tốt đẹp mà trước đó bạn
đã cố công tạo dựng. Người nói quá nhiều sẽ bị nhàm chán, hoặc có thể
phải trả một giá đắt: Đánh mất sự tín nhiệm.

+ Chớ nghĩ rằng bạn đang nói với những bậc "giáo sư, tiến sĩ"

Ở nơi công cộng, bạn nên nhớ rằng không phải ai cũng là một chuyên gia

hiểu biết, vì vậy chớ đưa ra những vấn đề ra vẻ trí thức cao siêu hay đòi hỏi
người đối diện phải trả lời rốt ráo, khoa học. Không nên dò hỏi quá cặn kẽ,
chất vấn người ta đến "đường cùng" như thể họ đang phải trải qua một kỳ
thi vấn đáp vậy.

Sử dụng những từ ngữ quá ngắn, quá khó hiểu, những thuật ngữ chuyên

ngành ít phổ biến cũng có...tác hại hai chiều. Thứ nhất, người nghe khổ sở
vì không hiểu nổi. Thứ hai, bạn sẽ bị mang tiếng xấu là người hay khoe mớ
kiến thức "vĩ mô", hoặc là người không đủ trình độ để diễn giải rõ ràng cụ
thể! Liệu sau đó còn ai muốn nói chuyện với bạn?

+ Câu hỏi "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu...?" ("What if?")

Loại câu hỏi này là một cách thức mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn

cuộc chuyện trò thú vị và sinh động.

"Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Bin Laden bị bắt?"

"Nếu may mắn trúng số, bạn sẽ mua cái gì trước tiên?"

Những câu hỏi giả định kiểu này thì chẳng bao giờ giới hạn đề tài lẫn số

lượng. Bạn có thể luôn nghĩ ra chúng với nhiều điều thú vị hơn nữa. Câu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.