Dù bạn đang nói bất cứ điều gì, hãy cố gắng bỏ thói quen dùng những từ
không cần thiết trong câu nói của bạn. Khi những từ này "rón rén" lẻn vào
cuộc trò chuyện thì nó có thể gây tác hại. Hãy làm chủ những gì bạn thật sự
muốn diễn đạt.
DÙNG TỪ CHÍNH XÁC
Vấn đề này không đơn giản bởi cách dùng từ ngày nay quả thật là muôn
hình muôn vẻ. Bản thân tôi cũng ngại khi nói đến vấn đề này. Thế nhưng
thích hay không thích thì chúng ta cũng thử nghiên cứu và đánh giá nó xem
sao.
Việc dùng từ chính xác phần nào thể hiện trình độ hay quan điểm của
người nói đối với xã hội nói chung. Xã hội ngày càng thay đổi, có những
giá trị hay đánh giá đã lỗi thời. Tôi lấy ví dụ cụ thể là ngày nay phụ nữ
ngày càng có vai trò cao hơn trong xã hội. Vậy bạn dùng từ "phái yếu" để
chỉ họ thì liệu có chính xác nữa không? Ngày trước những từ ngữ miệt thị
thường dành cho người da đen. Ngày nay người da màu đứng đầu ở rất
nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong thể thao. Quyền bình đẳng không phân biệt
chủng tộc cũng ngày càng mang giá trị rộng lớn. Ngày trước gọi "dân nô lệ
da đen", ngày nay phải dùng là "người Mỹ gốc Phi" (African American).
Ngày trước nói "dân phương Đông da vàng", ngày nay phải là "người châu
Á" (Asian). Trước gọi "dân gốc Tây Ban Nha" nay đổi thành "người Mỹ
Latinh" (Latino). Bất cứ dân tộc nào cũng muốn được gọi tên đúng nguồn
cội của họ một cách trân trọng. Tờ Washington Post từng đưa ra một danh
sách cho thấy sự thay đổi về tên gọi các dân tộc di cư đến đất Mỹ theo thời
gian, như một cách thừa nhận sự tiến bộ. Ví dụ cụm từ "người Mỹ gốc Phi"
năm 1987 xuất hiện trên tờ báo này 42 lần, đến năm 1993 đã xuất hiện
1422 lần.
Tất cả những điều trên cho thấy rằng chúng ta đã đi qua một chặng
đường dài đấu tranh tư tưởng. Những từ ngữ đã thay đổi mang giá trị thể