Hradčany
, bao giờ ông cũng đi theo họ. Khi họ dừng lại ở các điểm tham
quan để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Praha, ông thường đứng cạnh họ, giơ
ngón tay và huýt nhẹ: “Ờ, biển! Tại sao chúng tôi không có biển nhỉ!” Rồi
ông đi cùng họ vào Lâu đài Praha. Khi thấy khách du lịch chiêm ngưỡng vẻ
đẹp của những bức bình phong có chạm đá quý, ông huýt sáo một lần nữa:
“Thế đấy, thế đấy! Ở Séc, nếu đứa trẻ chăn dê có lấy đá ném theo đàn dê thì
hòn đá ấy thường quý hơn và có giá trị hơn đàn dê!” Chưa bao giờ ông nói
với họ về cái gì khác những điều đó.
Bởi vì cái tên có nghĩa là Người Đánh Cá của ông, bởi cái áo khoác
màu xanh lá cây ông mặc, bởi cái từ “biển” mà ông hay nói, chúng tôi gọi
ông Rybář là Thủy thần. Nhưng bất kể người già con trẻ, tất cả chúng tôi đều
kính nể ông. Ông quê ở vùng Turnov, là luật sư đã về hưu. Tại Praha, ông ở
cùng với một cô cháu họ gần, còn trẻ, có chồng là viên chức nhỏ và có hai
hay ba đứa con. Người ta kể rằng ông Rybář là một người cực kỳ giàu có.
Không hẳn là vì nhiều tiền, mà là do ông có nhiều đá quý. Họ kể là trong
căn phòng nhỏ của mình, ông có một cái tủ cao màu đen, trong tủ có rất
nhiều cái hộp to và thấp cạnh, sơn màu đen. Mỗi một chiếc hộp được chia
bằng các dải băng dính màu trắng thành các ô nhỏ, trong ô nào cũng có một
viên đá quý sáng bóng đặt trên lớp bông. Có người đã tận mắt trông thấy nó.
Nghe nói tất cả những viên đá quý ấy đều do ông tìm thấy ở núi Kozákov.
Bọn trẻ con chúng tôi thì thường kể cho nhau nghe về chuyện ở nhà cô
Šajvl, tức là ở nhà người cháu họ của ông Rybář, rằng ở nhà ấy có rất nhiều
đường kính. Vì vậy mà chúng tôi vô cùng ghen tị với các con của cô. Một
lần, tôi ngồi ở trên trên bờ lũy ở cổng thành Bruska, gần ông Rybář. Cứ khi
nào đẹp trời là ông lại ra đó khoảng một tiếng, ông ngồi thoải mái trên bãi cỏ
và hút tẩu. Lần ấy có hai sinh viên lớn tuổi đi qua, một anh nhạo ông: “Ông
này đang hút bông lót váy của mẹ!” Từ đó, tôi cho việc “hút bông lót váy
của mẹ” là một cái gì khác thường mà chỉ những người giàu có mới có thể
làm được.
Cứ như vậy, “Thủy thần” thường đi dạo ở khu cổng thành Bruska.
Nhưng mà có lẽ không nên gọi ông là Thủy thần nữa, vì chúng tôi đâu còn là