đời mình. Và cho dù đã trải qua 162 năm kể từ ngày ông qua đời,
cuốn hồi ký đó vẫn được biết bao thế hệ trên toàn thế giới yêu
mến tìm đọc. Ngay cả tại Nhật Bản, một đất nước nghèo đói, chìm
ngập trong lạm phát, đình công, bạo động, tội phạm và tự sát sau khi
bại chiến, cuốn hồi ký đó cũng có được lượng độc giả rất lớn.
“Cậu bé chỉ được cắp sách tới trường tiểu học chưa đầy
một năm” này chính là Benjamin Franklin.
Trên thế giới có rất nhiều người không được giáo dục đầy đủ,
nhưng về sau lại trở thành những học giả lớn, những chính trị gia,
nghệ thuật gia, nhà tôn giáo vĩ đại hay đại thi hào… nhưng trong số
đó, có lẽ Franklin là ví dụ tiêu biểu nhất, phù hợp nhất để tôi trò
chuyện với các bạn. Tôi rất mong các bạn trẻ tuổi đang lao động hãy
biết đặt ra cho chính mình mục tiêu: noi gương Franklin và nỗ lực
trở thành người còn hơn cả Franklin.
Vì lẽ đó, tôi sẽ sử dụng nội dung của cuốn “Tự truyện Benjamin
Franklin” và cuốn “Những lá thư của Franklin” (đều của NXB
Iwanami Bunko) để trò chuyện với bạn về hai phương pháp. Phương
pháp tìm ra bí mật tại sao và cái gì đã tạo ra một con người như
Franklin; và Phương pháp bí mật để trong tương lai bạn có thể trở
thành người còn hơn cả Franklin. Sau khi đọc xong cuốn sách
“Những chàng trai huyền thoại” lần đầu tiên, nếu bạn thử đọc lại
một lần nữa chương I, thì có lẽ bạn sẽ hiểu rõ ràng hơn điểm quan
trọng đó. Rồi sau khi thực hành chính xác theo nội dung của phần
thực hành ở phần cuối sách, thỉnh thoảng bạn hãy lấy cuốn sách
này ra và đọc cùng với cuốn “Tự truyện Benjamin Franklin” và
cuốn “Những lá thư của Franklin” mà xem. Chắc chắn bạn sẽ kinh
ngạc vì cứ mỗi lần như thế, cùng với thời gian, tuổi tác, bạn sẽ phát
hiện thêm nhiều điều quan trọng hơn, thú vị hơn, sâu sắc hơn.
Bản thân tôi cũng đã đọc cuốn “Tự truyện Benjamin Franklin” này