phòng một bước. Vì vậy, thỉnh thoảng Franklin lại tìm tới phòng bà
quả phụ đáng thương này hỏi thăm, trò chuyện, làm bạn an ủi. Có lúc
cậu còn cùng bà dùng bữa cơm chiều. Các bữa ăn hầu hết đều
rất đơn giản, thường chỉ là một mẩu bánh mỳ phết bơ, nửa con cá
cơm (hishiko), nửa panh bia (tham khảo trang 74 cuốn “Tự truyện
Benjamin Franklin”). Thế nhưng, những câu chuyện của bà mới là
món ăn thịnh soạn nhất.
Sau đó, Franklin có ý định dọn tới nơi khác sống vì chỗ đó tiền
trọ rẻ hơn nhưng bà quả phụ đó đã đồng ý giảm tiền thuê nhà
xuống chỉ còn 1 xi-linh 6 xu (chưa đến 1 Yên) để giữ Franklin ở lại.
Vì thế, Franklin đã ở trọ tại chỗ của bà suốt thời gian cậu ở Luân
Đôn.
Qua việc này, có lẽ bạn đã hiểu Franklin là chàng trai được mọi
người yêu quý như thế nào và cũng là người tiết kiệm đến mức
nào. Cậu không bao giờ đi vay mượn tiền của người khác. Vay mượn
tiền (đặc biệt là đối với các bạn thanh thiếu niên trẻ tuổi) là việc
xấu. Nếu bạn là một doanh nhân làm ăn lớn, bạn huy động vốn từ
nhiều người nhằm phục vụ cho việc làm ăn thì không có vấn đề
gì. Nhưng nếu bạn nhờ cậy, vay mượn nguồn lực, tiền bạc của
người khác để phục vụ cho lợi ích của bản thân thì quả thật là một việc
làm vô nhân tính. Ngay cả các loại côn trùng hay thú vật được cho là
hạ đẳng so với con người cũng không làm những việc như vậy. Đó là
việc thực sự đáng xấu hổ. Đã thế, nếu vay mượn để thỏa mãn sở
thích, lối sống xa hoa, thích chưng diện thì càng không thể chấp
nhận được. Ngay cả vay mượn để mua giầy dép, áo khoác, áo mưa
hay để đi học chăng nữa cũng là không được. Bởi lẽ, đối với con
người, điều quan trọng hơn tất thảy đó là tự do và độc lập, sức khỏe
và hạnh phúc. Tự mình học và trang bị cho mình những điều này
mới chính là học tập thực sự. Đến mức đi vay tiền để mua áo mưa
thì chẳng khác nào tự tay vứt đi tự do, vứt đi độc lập, vứt đi cả sức