năng chịu đựng, chống trọi được với cái giá lạnh của tính △ và con
người sẽ lấy những thứ đó làm thức ăn cho mình. Nói tóm lại, con
người chính là bóng ma của những thức ăn họ ăn hàng ngày.
Tôi đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa thức ăn và vận mệnh,
thức ăn và bệnh tật, thức ăn và tai nạn, thức ăn và tư tưởng trong
suốt 40 năm. Vì vậy, khi nhìn một người (cũng giống khi một kiến
trúc sư nhìn vào một ngôi nhà vậy), tôi sẽ biết ngay nguyên vật liệu
nào làm nên con người đó (thức ăn), quá trình trình xây cất như
thế nào (cách nấu nướng), có những đặc điểm gì (tư tưởng, tính
cách), các phương diện được sử dụng trong đó (nghề nghiệp, năng
khiếu), giá trị của nó (nhân cách), những khiếm khuyết, tồn tại
của nó (bệnh tật, điểm mù)…Tôi còn có thể biết về đồ ăn, hạnh
phúc hay bất hạnh, thông minh hay ngu dại, tuổi thọ, tư tưởng của
cha mẹ người đó. Có lúc, còn có thể biết tới đời ông bà của họ nữa.
Tôi còn biết được về tuổi thọ của người đó. Bởi lẽ tôi đọc được tất
cả những mối quan hệ giữa những con người và thức ăn. Tôi không
hề giở trò yêu thuật, cáo già gì ở đây, càng không phải dùng đến
thuật thôi miên gì cả. Không có gì kỳ lạ hay đặc biệt ở đây, bởi vì tôi
đọc thông tin hoàn toàn qua hình dáng khuôn mặt (não tướng học),
hình dáng của tai, mũi, mồm, mắt, hay qua màu sắc, độ bóng của
da thịt... Tôi rất muốn chia sẻ với các bạn về tất cả những thứ đó
nhưng nếu cứ thế viết ra thì sẽ thành một cuốn sách rất to, rất
dày và rất đắt tiền. Vì vậy, trong phần này tôi sẽ nói riêng về đôi
tai thôi.
Đôi tai càng to, càng dày thì càng tốt, càng mang khí chất của
người vĩ đại. Tai mềm thì tốt, tai cứng thì dở. Và phần quan trọng
nhất của đôi tai đó là trái tai (tiểu thùy). Người có trái tai buông
thõng, đung đưa như thể có một viên ngọc lớn dính trên đó là rất
tuyệt vời. Phần như viên ngọc của tai này (trong nhân tướng học
được gọi là Thùy châu, nghĩa là viên ngọc rủ xuống) càng lớn thì đó