những phán đoán non nớt, khờ dại, có tính máy móc, phản động,
phản tác dụng nhưng nó phát triển và trưởng thành rất nhanh và trở
thành năng lực phán đoán ở giai đoạn thứ hai với tên gọi là cảm
giác. Nó tiếp tục phát triển tới giai đoạn thứ ba – giai đoạn tình
cảm, rồi tới giai đoạn thứ tư – giai đoạn ngôn ngữ (khái niệm – lý
tính và cảm tính). Không dừng lại ở đó, nó tiếp tục phát triển và đạt
tới giai đoạn thứ năm – năng lực phán đoán có tính xã hội (kinh tế,
đạo nghĩa). Đến giai đoạn thứ sáu thì nó phát triển thành năng lực
phán đoán cuối cùng trong thế giới tương đối, đó là chủ nghĩa
nhân văn có tính sinh học với tầm nhìn tối cao, tối đại. Và khi
đạt tới mức độ cùng cực nhất thì lần đầu tiên nó thoát khỏi thế
giới tương đối để bước vào bầu trời thứ bảy của thế giới tuyệt
đối, biến đổi trở thành thế giới quan có tính vũ trụ học.
Việc hoàn thành quá trình hình thành và phát triển đáng kinh
ngạc này của năng lực phán đoán một cách nhanh chóng, khéo léo và
đúng trình tự chính là cách lựa chọn, kết hợp, nấu nướng và ăn
những thực phẩm đúng đắn. Tôi gọi đó là phương pháp ăn uống
đúng cách (chính thực pháp) hay liệu pháp sức khỏe thông qua ăn
uống đúng cách.
Người phát hiện ra phương pháp ăn uống đúng cách đầu tiên là
những vị thánh của Ấn Độ và Trung Quốc cách đây hàng ngàn
năm. Đức Phật Thích Ca đã giảng giải về điều này trong Thập Bất
Nhị Môn (Thiền Vipassana, NT). Lão Tử thì gọi đó là Đạo. Còn pháp
điển Manu
thực chất cũng được đúc kết và củng cố từ chính
phương pháp này.
Hai khái niệm về autotropism và heterotropism được giáo
sư Paul Chauchard thuộc đại học Sorbonne và các nhà sinh lý học của
Liên Xô đưa vào nội dung của sinh lý học ý thức và khoa học sự sống
gần đây cũng chỉ là bước đi ban đầu của tư tưởng bất nhị môn này
mà thôi.