Sự chú tâm với người đối diện mới là cần thiết.
Trong kinh Phật có ghi một chuyện gần như ngụ ngôn như thế này: "Một
pháp sư đang tụng kinh phát chẩn cho cô hồn. Cô hồn đã về đông đủ. Pháp
sư vẫn tụng đúng lời kinh, nhưng lúc đó pháp sư chợt nhớ đến chiếc chìa
khóa ở đâu không rõ. Thế là cô hồn nuốt toàn chìa khóa không thôi!"
Cho nên nghe, nhìn với sự chú tâm phải gắn bó với nhau một cách nhất
quán.
Có lẽ ai trong chúng ta cũng có một vài lần "buổi hôm ấy mình nói chuyện
rất hay". Nếu bạn hình dung lại buổi nói chuyện có duyên đó là do người
nghe có cặp mắt say sưa, thán phục, chăm chú.
Nên có thể nói, qua cách nhìn người ta có thể đánh giá được tâm hồn của
bạn, ít ra cũng trong thời điểm đó.
Người ta thường diễn tả "đôi mắt đẹp" là đôi mắt trong sáng, hay đôi mắt
xanh với phần phụ là hàng lông mi dài, hoặc dài và cong vút, mày liễu, mày
tằm mắt phụng... rất nhiều mỹ từ cực tả trong việc này.
Quả tình nếu bạn có cặp mắt đó thì cũng đáng mừng. Nhưng nếu một người
bình thường với đôi mắt bình thường biết chăm chú nghe người khác nói,
tự khắc đôi mắt bình thường kia sẽ đẹp hẳn lên, đẹp hơn "đôi mắt đẹp" kia
nhiều lắm.
Ngày nay thuật hóa trang về "đôi mắt đẹp" đến chỗ tinh vi, gần như thật,
nhưng trong mắt họ bật lên nét kiêu hãnh trong lúc nói chuyện với nhau, thì
cuộc nói chuyện sẽ không đem lại kết quả gì.
Nét nhìn cũng biểu lộ được tính thông minh nhiều khi có hiệu quả hơn lời
nói. Nhìn một cách chăm chú có sức thuyết phục không khác gì thuật thôi
miên (Hypnotism). Bạn hãy vui vẻ mà thực hành sẽ thấy nhiều kết quả bất
ngờ khiến bạn có nhiều hứng thú không khác gì đọc một tác phẩm hay.
Như trên đã giới thiệu, khi ta nghe và nhìn một cách chăm chú ta sẽ được
những kết quả bất ngờ. Những lời nói hay khiến ta mau thuộc và nhớ dai,
người nói chuyện với ta dù là lần đầu, ta cũng khó quên tên, quên mặt họ.
Việc gọi đúng tên một người trong trường hợp sơ ngộ khiến cho người
khách cảm thấy sung sướng.
Không gì bứt rứt bằng có một người gọi được tên mình trong khi mình