không phải là một danh nhân, và người kia không phải là kẻ vô lại, thế mà
mình quên bẵng đi tên của người ấy. Trường hợp này rất nhiều. Nếu gặp
trường hợp như vậy, ta phải xử trí cách sao cho người kia khỏi buồn?
Không gì hiệu nghiệm hơn là lòng thành thật.
Ví dụ ta thử nói:
- Thưa anh! Dường như chúng ta được gặp nhau ở đâu một lần rồi chứ?
- Đúng vậy! Hôm ấy tôi được tiếp chuyện anh ở trong một tiệm sách.
Nếu bạn vẫn chưa nhớ được tên thì nên nói:
- Thật là tôi quả có lỗi! Có lẽ lúc đó vì quá bối rối hay bận rộn mà quên mất
đi tên anh. Xin anh tha cho cái bệnh lãng đãng của tôi một lần. Nếu có dịp
gặp lại, tôi sẽ gọi đúng tên anh.
Nếu thành thật và cạn lời như thế, chắc chắn người ta không nỡ trách.
Sự chú ý nghe và có nét nhìn chăm chú, nếu bạn là sinh viên, học sinh,
chắc chắn bạn rất mau thuộc bài. Nếu bạn là chủ cửa hàng, thì hàng hóa của
bạn ngày càng dồi dào và tinh xảo thêm.
Tóm lại, một người biết nghe, biết nhìn tự khắc rút được nhiều ý kiến hay,
và người đối diện với bạn càng có nhiều thiện cảm về bạn.
Có lẽ bạn cũng từng biết, một em bé chưa biết nói, nhưng ánh mắt của bé
nói được rất nhiều đến nỗi khi bạn đi xa cũng sẽ nhớ tha thiết. Bởi đâu? Bởi
vì ngôn ngữ của bé là tất cả mọi cử động, mà cử động quan trọng nhất của
đứa bé là ánh mắt.
Qua nét nhìn, ta nhớ mấy điểm chính:
- Sự chú tâm với người đối diện là vấn đề cần thiết.
- Qua cách nhìn, người ta có thể đánh giá được tâm hồn bạn.
- Nét nhìn biểu lộ được tính thông minh nhiều khi có hiệu quả hơn lời nói.
(Trích đăng sách: Thuật Ứng Xử Thu Phục Lòng Người, tác giả Chiêm
Trúc)