phép thuật cũng gây nhiều rắc rối chẳng kém gì điều tốt đẹp nó có thể đem
lại.
Một khác biệt đáng chú ý giữa những chuyện kể này và các chuyện cổ tích
Muggle là các phù thủy trong chuyện của Beedle tích cực hơn hẳn các nữ
nhân vật trong chuyện cổ tích trong mưu cầu hạnh phúc. Asha, Altheda,
Amata và Thỏ Lách Chách đều là những phù thủy tự xoay trở nắm lấy vận
mạng của mình, chứ không ngủ nướng hay chờ ai đó đến trả lại chiếc hài đã
đánh rơi. Ngoại lệ đối với quy luật này – nàng thiếu nữ vô danh trong
chuyện Trái tim lông xù của chàng chiến tướng- hành động giống như ý
tưởng của chúng ta về một nàng công chúa trong sách, nhưng cuối câu
chuyện của đời nàng lại không được “mãi mãi hạnh phúc.”
Beedle Người Hát Rong sống ở thế kỷ thứ mười lăm và phần lớn cuộc đời
ông vẫn còn bị bao trùm trong bí mật. Chúng ta biết là ông chào đời ở
Yorshire, và mẩu gỗ khắc duy nhất còn sót lại cho chúng ta thấy là ông có
một bộ râu cực kỳ rậm rạp. Nếu những câu chuyện của ông phản ánh chính
xác tư tưởng của ông, thì ông hơi khoái Muggle, những người ông cho là
dốt nát chứ không phải ác độc; ông không tin vào Phép thuật Hắc ám, và
ông cho là những điều quá đáng tồi tệ nhứt của giới phù thủy phát sinh từ
những đặc điểm chẳng-qua-người-quá về thói hung ác, lạnh lùng, hay nhầm
lẫn kiêu căng về tài năng của chính mình. Các nhân vật nam và nữ giành
được chiến thắng trong chuyện không phải là những kẻ có phép thuật hùng
mạnh nhứt, mà thường là những kẻ bày tỏ tốt nhứt lòng tử tế, lương tri và
sự tài tình.
Một pháp sư hiện đại có cùng quan điểm này, dĩ nhiên đó là Giáo sư Albus
Percival Wulfric Brian Dumbledore, Huân chương Merlin (Đệ nhứt đẳng),
Hiệu trưởng trường đào tạo phù thủy và pháp sư Hogwarts, Chưởng lão Tối
cao của Liên minh Pháp sư Quốc tế, và Tổng Chiến tướng của Ban Tham
mưu phép thuật. Tuy quan điểm tương đồng, nhưng thật đáng ngạc nhiên
khi phát hiện một bộ ghi chép về Chuyện kể của Beedle Người Hát Rong