Daspry nói với tôi: - Anh biết không,
những hậu quả
phân tán
thường lại
từ
một
nguyên nhân
duy nhất đấy
!
Hôm sau một tin khác đến với chúng tôi:
"Người ta cho rằng đồ
án về tàu ngầm Bảy
Cơ, chiếc tàu đang được thực
nghiệm, do những kỹ
sư Pháp thiết kế.
Những
kỹ
sư này
yêu cầu
trong
nước
giúp đỡ
không
được
đã
đề
nghị Hạm
đội Anh tài trợ nhưng
cũng
chưa có
kết
quả
gì. Chúng
tôi
đưa tin này trong một chừng
mực nhất định.
Tôi không dám nhấn mạnh những việc quá
tế
nhị lúc đó gây nên
một dự
cảm quan trọng. Nhưng mọi nguy hiểm phức tạp đã qua, tôi đề cập đến một
bài báo của tờ Tiếng Vang đã làm dư luận xôn xao, nêu ra vài ánh sáng mơ
hồ về vấn đề Bảy Cơ. Bài báo ký tên Salvator viết như sau:
"Vấn đề Bảy Cơ, một góc màn bí mật được vén
lên.
Chúng tôi vắn tắt sự việc: Cách đây mười năm một kỹ sư trẻ tuổi Louis
Lecombe, muốn dành thời gian, tiền của vào công trình nghiên cứu đang
theo đuổi, đã xin nghỉ việc và thuê
ngôi nhà số
102 đường Maillot của một
bá tước người Ý vừa xây dựng xong. Qua môi giới là anh em Varin mà một
người giúp việc,
người kia tìm người tài trợ, anh quan hệ với ông Georges
Andermatt, người vừa thành lập một hãng buôn kim khí.
Sau nhiều lần bàn bạc, kỹ sư trẻ tập trung vào một đồ án tàu ngầm trước
đây anh đã làm và thỏa thuận khi hoàn thành đồ án, ông Andermatt sẽ dùng
ảnh hưởng của mình để đề nghị Bộ Hàng hải cho tiến hành một loạt thí
nghiệm.
Trong hai năm Lecombe thường xuyên đến nhà ông Andermatt trao đổi
với ông chủ ngân hàng này tiến trình của đồ án, cho đến một hôm hài lòng
đã tìm ra công thức cuối
cùng, anh đề nghị ông Andermatt cho bố
trí làm
thực nghiệm.
Hôm đó Lecombe ăn tối ở nhà ông Andermatt, ra về lúc mười một giờ
rưỡi và từ đó người ta không gặp lại anh nữa. Đọc lại báo chí thời đó thì gia
đình chàng trai có trình báo, vụ việc cũng được tòa án cứu xét nhưng không
đi đến kết luận rõ ràng. Nói chung người ta cho rằng Louis Lecombe vốn là
chàng trai đặc biệt và phóng túng, đã đi du lịch mà không nói với ai.