giống, hay văn tế người khác cũng không có để hắn có thể “ phỏng” hay “
lược” hay “ sao lục” cho đỡ khổ.
Sau cùng Sóc nhớ lại lúc còn bé có đi xem đưa đám một danh nhân, hắn có
nghe lõm bõm người ta đọc văn tế, cái gì mà “ hỡi ôi” “ than ôi” rồi “ nhớ
linh xưa” rồi “ô hô” “ ai tai” gì lung tung cả lên. Hắn bèn cắn bút nghĩ ngợi
và viết đại một bài để nộp. Điều hắn khổ tâm nhất là Quốc vương nhất định
đứng chủ tế cho được lòng bách thú, nếu không, dù hắn có đưa bài hát “
Mong anh khóa” ra đọc cũng không ai biết .
Sóc cố sắp ngang, sắp dọc, xoay bên tả, xoay bên hữu tất cả mấy cái chữ “
hỡi ôi”, “ nhớ linh xưa” ấy, góp với những đức tính của mụ Gà Mái hắn vừa
điều tra viết mãi mới được mấy dòng :
Văn tế Gà Mái
Hỡi ôi! Hỡi ôi! Hỡi ôi!
Gà Mái! Gà Mái! Gà Mái !
Nhớ linh xưa,
Đoán mộng như thần
Lại biết tinh nghề toán bói
Thời oanh liệt, trong một năm đẻ trứng hơn ba trăm
Từng độc chiếm giải “ quán quân sinh sản”
Buổi tang thương, chỉ mấy phút, chết con hàng nửa tá
Được tứ ban câu “ Kê đức khả phong”
Than ôi!
Từ nay . .
Lấy ai dạy trẻ viết ngoài vườn
Hết kẻ ấp con nằm trong ổ
Bọn “gà bồi” chẳng được dạy răn
Việc “ tục tác” thôi đành bỏ dở
Hỡi ôi !