NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 216

trừ ông ra. Các đại lý được biết đến rộng rãi với cái tên Sole

Owner - “Chủ sở hữu duy nhất”, cái tên chắc chắn không đúng với

thực tế vì nếu không có sự hỗ trợ của những người trung thành

với Saunders, những cửa hàng này chỉ tồn tại trong suy nghĩ của

ông thôi. Tuy nhiên, cách Saunders chọn tên cho tập đoàn không

nhằm mục đích khiến công chúng hiểu nhầm; hay chính xác hơn, đó

là một cách nói mỉa mai để nhắc cả thế giới rằng sau cú đánh mà

Phố Wall dành cho ông, tên của ông sẽ là thứ duy nhất mà ông có

quyền về mặt pháp lý. Tuy nhiên bao nhiêu khách hàng của Sole

Owner – hay các nhà quản lý của Sở giao dịch chứng khoán – hiểu

được điều ẩn ý đó vẫn còn là một câu hỏi. Các cửa hàng mới trở

nên phổ biến nhanh chóng và kinh doanh rất tốt đến mức Saunders

từ chỗ phá sản đã trở thành một người giàu có và ông mua một

mảnh đất có giá triệu đô ngay gần Memphis. Ông cũng tổ chức và

tài trợ cho một đội bóng đá chuyên nghiệp có tên Sole Owner

Tigers, một sự đầu tư.</p>

<p class="calibre2">Lần thứ hai, vinh quang của Saunders chỉ

kéo dài trong một thời gian ngắn. Làn sóng suy thoái ập đến các

cửa hàng Sole Owner khiến chúng bị phá sản vào năm 1930 và một

lần nữa, ông rơi vào khánh kiệt. Nhưng ông lại tự vực dậy và

vượt qua thất bại. Tìm kiếm người tài trợ, ông lên kế hoạch cho

một chuỗi cửa hàng tạp hóa mới, nghĩ ra một cái tên lạ hơn bất

cứ cái tên nào trước đây: Keedoozle. Tuy nhiên, ông chưa kiếm

được một khoản tiền lớn hay mua một biệt thự triệu đô nào khác,

mặc dù đó chắc chắn là điều ông luôn mong muốn. Ông đặt hết hy

vọng vào Keedoozle, một cửa hàng tạp hóa được điều khiển thông

qua hệ thống điện và dành 20 năm cuối của cuộc đời mình để cố

gắng hoàn chỉnh nó. Trong cửa hàng Keedoozle, hàng hóa được bày

phía sau các tấm kính và có một khe ngay bên cạnh giống như

thức ăn bán trong các máy tự động. Đó là điểm giống nhau duy

nhất giữa hệ Keedoozle và máy bán thức ăn tự động. Thay vì nhét

đồng xu vào khe để mở tấm kính và lấy sản phẩm mình mua, khách

hàng của Keedoozle nhét chìa khóa mà họ được trao để vào trong

cửa hàng. Hơn nữa, ý tưởng của Saunders tiến bộ hơn nhiều so

với suy nghĩ mở các tấm kính bằng chìa khoá; mỗi lần nhét chìa

khoá Keedoozle vào khe, món đồ được lựa chọn mua sẽ được đánh

mã trên cuốn băng được dính vào chìa khóa và cùng lúc đó, món

đồ sẽ được chuyển ra băng chuyền, đưa ra đến cửa phía trước cửa

hàng. Khi khách hàng mua xong, khách sẽ trả lại chìa khóa cho

nhân viên ở cửa, nhân viên đó sẽ giải mã cuốn băng và cộng hóa

đơn. Ngay khi khách hàng thanh toán tiền xong, hàng hóa sẽ được

gói ghém, cho vào túi và quàng lên vai khách hàng bằng một

thiết bị đặt ở cuối băng chuyền.</p>

<p class="calibre2">Có hai cửa hàng Keedoozle đã được đưa vào

thử nghiệm – một ở Memphis và một ở Chicago – nhưng máy móc quá

phức tạp và đắt đỏ nên không thể cạnh tranh với các siêu thị sử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.