Tôi tin đó cũng là tâm sự của nhiều người trẻ. Chuyện đó thật sự đang
xảy ra, tuy nhiên, như một thứ bệnh chưa giết chúng ta ngay-lập-tức, chúng
ta không thấy sợ nó và cũng cứ mặc kệ để nó tồn tại trong mình.
Điều này, thực ra, lại là một thứ cảm giác rất đáng sợ - khi chúng ta
không còn tin nhau nữa và cũng không còn muốn dang tay giúp đỡ người
khác nữa, vì đã từng bị sập bẫy bởi chính lòng tốt của mình. Không chỉ con
người mà ngay cả một con cá cũng có thứ "miễn nhiễm" tương tự như vậy.
Nếu bạn từng búng nước gọi nó lên mà không cho nó ăn, rất có thể lần sau
bạn gọi nó, nó sẽ không trồi lên nữa, bởi kinh nghiệm cho nó thấy nó sẽ
chẳng được gì. Việc này không thuộc về trí thông minh, vì chắc bạn cũng
biết rằng não cá rất nhỏ. Nó chỉ thuộc về bản năng: Chúng ta tự vệ với
những gì có thể khiến chúng ta tổn thương.
Một người mạnh khỏe giả bệnh tật để đi ăn xin.
Một tổ chức "phi-lợi-nhuận" nhưng lại không hoạt động đúng với nghĩa
của từ đó.
Một sản phẩm lợi dụng những hình ảnh tốt đẹp, thực ra chỉ để quảng bá
cho thương hiệu của mình...
Những trường hợp như thế xảy ra không thiếu xung quanh chúng ta và
với sự phát triển của mạng xã hội, chúng ta tiếp cận với nó nhiều hơn và dễ
trở thành nạn nhân của lòng tốt không dành đúng chỗ hơn. Tôi thừa nhận,
đó là sự thật.
Tuy nhiên cuộc sống vốn đã luôn như thế từ trước khi chúng ta sinh ra.
Kẻ xấu người tốt, thiện ác, đúng sai vốn vẫn luôn luôn song hành và cũng
không phải bao giờ chúng thật sự rành mạch. Tôi không muốn nói bạn hãy
chấp nhận nó, nhưng chúng ta cần học cách chung sống với nó.
Để có thể làm được điều đó, cũng là lúc chúng ta học cách để hài hòa
giữa lý trí và tình cảm. Đừng ban phát lòng tốt một cách vô nghĩa, nhưng