rộng trước mặt và học khiến họ cảm thấy vững tâm hơn. Cũng có
nhữngngười học vì họ cho rằng đó là một điều hiển nhiên, giống như ngủ
dậy thì phải đánh răng hay trước khi đi giày thì phải đi tất. Lại có một số
ngưòi học vì họ... chẳng biết làm gì khác!
Hãy nghĩ rằng việc học giống như một con đường được lát gạch với hai
hàng cây cổ thụ hai bên. Các yếu tố còn lại giống như một khu rừng rộng
lớn và bí hiểm. Nếu lao vào khu rừng đó mà không chọn con đường, bạn có
chắc mình có thể tìm được lối ra cho sự mù mịt? Điều đó cần một quyết
tâm vô cùng mạnh mẽ, lòng quả cảm, tài năng và cả sự may mắn. Đã có rất
nhiều nhân tài bị vùi dập trong môi trường học tập hà khắc và thiếu sáng
tạo, nhưng cũng có vô số những người tưởng-mình-là-nhân-tài đã không
thể tìm được lối ra trong khu rừng tri thức khổng lồ đó. Biết mình cần gì
thật tốt, nhưng cũng luôn cần biết mình có gì và có thể làm được gì.
Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều cá nhân tiêu biểu bứt phá khỏi vòng
quay của 99% người bình thường. Đó là Bill Gates với câu chuyện ai
cũngbiết về ông. Hay như Janes Goodal - một trong những sứ giả hòa bình
của Liên Hợp Quốc và là nhà hoạt động bảo vệ môi trường nổi tiếng Thế
giới -cũng sống một cuộc đời chưa qua trường lớp đào tạo nào. Danh sách
còn dài với Michael Faraday, Mark Twain hay kể cả vị tổng thống huyền
thoại Abraham Lincoln... Chúng ta nghe những câu chuyện về họ, đọc
những cuốn sách của họ hay viết về họ, chúng ta ngưỡng mộ họ và phần
nào trong chúng ta cho rằng vậy thì việc học không có nghĩa lý gì và chẳng
góp phần nào vào những thành công đó.
Sự thực không phải vậy. Chính Steve Jobs, tỷ phú nổi tiếng của Apple đã
chia sẻ về thời gian sau khi ông bị đuổi khỏi trường cao đẳng Reed rằng
ông vẫn tiếp tục dự thính các khóa học, đặc biệt là một khóa học dạy...viết
chữ đẹp!. Ông nói: "Nếu tôi chưa bao giờ tham gia các khóa học đó, Mac sẽ
không bao giờ có những kiểu chữ hay phông chữ với tỷ lệ cân xứng tuyệt
vời vậy!". Bạn thấy đó, mọi kiến thức, dù nhỏ nhoi, đều có những giá trị