Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT
13
Phần 2
Trong khoảng ba năm trở lại đây, nhu cầu
tuyển dụng các kỹ sư CNTT luôn nằm trong
nhóm dẫn đầu các ngành nghề tuyển dụng
(theo Navigos Search).
1. Một số thành tựu của ngành CNTT Việt Nam trong những năm gần đây
Ngành CNTT Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế chủ lực, đóng vai trò hết sức quan
trọng cho sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội. Ngành luôn duy trì tốc độ phát triển
khá tốt, tăng trưởng ổn định và liên tiếp đạt được đánh giá cao của các tổ chức lớn trên thế
giới. Toàn ngành hiện có khoảng 1 triệu lao động tại doanh nghiệp, hàng năm có trên 50.000
sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng mới. Ngoài ra còn có lực lượng lao động làm việc tại
các đơn vị chuyên trách về CNTT tại các cơ quan nhà nước.
Việt Nam đã hình thành một số doanh nghiệp tiêu biểu được cộng đồng CNTT thế giới ghi nhận
như: Viettel, VNPT, FPT, TMA, CMC, BKAV,… và một số startups Kyber Network, VP9, Elsa,…
Mặc dù vậy, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì ngành CNTT ở Việt Nam vẫn
đang ở quy mô nhỏ; công nghệ phần mềm, nội dung số mặc dù phát triển nhanh nhưng còn
manh mún, thiếu tập trung nguồn lực; năng lực nghiên cứu và phát triển đội ngũ chưa cao,
đội ngũ nhân lực còn thiếu về số lượng và yếu về kỹ năng chuyên sâu; công nghệ phần cứng,
điện tử nặng về lắp ráp, sức cạnh tranh còn yếu.
2. Đánh giá của các tổ chức quốc tế về CNTT Việt Nam
Trong thời gian qua, thứ hạng của Việt Nam trên bản đồ CNTT thế giới đã có nhiều
bước tiến đáng kể. Năm 2016 Việt Nam đứng đầu về chỉ số kinh tế ứng dụng di động
trong 6 nước phát triển khu vực ASEAN. Chỉ số phát triển chính phủ điện tử của Việt
Nam năm 2018 được Liên hợp quốc xếp hạng thuộc nhóm phát triển cao, xếp thứ
88/193 quốc gia và đứng thứ 6 trong ASEAN. Theo báo cáo CNTT toàn cầu của Diễn
đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ số sẵn sàng kết nối của Việt Nam năm 2016 xếp thứ 79/139,
tăng 6 bậc. Trong đánh giá này, xếp hạng về đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ CNTT,
Việt Nam được đánh giá rất cao, đứng thứ 3/139. Giá cước dịch vụ Internet băng rộng cố
định tại Việt Nam ở mức thấp nhất thế giới.
Theo báo cáo năm 2016 do Tholons – tổ chức quốc tế hàng đầu chuyên về tư vấn đánh giá
xếp hạng về gia công phần mềm – TP. Hồ Chí Minh (hạng 18) và Hà Nội (hạng 20) đều lọt
vào Top 100 địa điểm hấp dẫn hàng đầu về gia công xuất khẩu phần mềm (ITO).
Tổng quan về ngành
CNTT Việt Nam