NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - Trang 14

Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT

14

Vào tháng 02 năm 2016, Tập đoàn Gartner đã công bố bản báo cáo: “Đánh giá các quốc gia
về dịch vụ Gia công Công nghệ thông tin tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2016”,
trong đó Việt Nam được xếp hạng 1 trong 6 địa điểm hàng đầu về chuyển giao công nghệ
toàn cầu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 5 quốc gia còn lại là Trung Quốc, Ấn Độ,
Malaysia, Philippines và Sri Lanka.
Việt Nam cũng đã tiến 5 bậc để xếp vị trí thứ 6 về gia công phần mềm toàn cầu (2017 Global
Services Location Index, GSLI) của hãng tư vấn AT Kearney, vượt cả Thái Lan ở vị trí thứ 8.
Đây cũng là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được trong Chỉ số GSLI mà hãng AT Kear-
ney công bố. Theo báo cáo của Cushman & Wakefield (C&W) trong các năm 2016 và 2017,
Việt Nam đứng vị trí số 1 trong số các điểm đến hấp dẫn về dịch vụ gia công quy trình doanh
nghiệp (BPO) trên toàn thế giới.
Trong một cuộc khảo sát của Resorz Nhật Bản vào năm 2016, Việt Nam được đánh giá là
điểm đến gia công CNTT yêu thích nhất của các công ty Nhật Bản. Nghiên cứu của WEF
(2015) đã liệt kê Việt Nam trong Top 10 quốc gia có số lượng kỹ sư tốt nghiệp nhiều nhất.
Tổ chức Chỉ số Thành thạo Anh ngữ (EPI) (2014) xếp Việt Nam trong Top 2 quốc gia trên thế
giới có nguồn nhân lực CNTT thông thạo tiếng Anh nhất.

3. Nguồn nhân lực CNTT Việt Nam
Tại nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam, để thúc đẩy phát triển, sản xuất và ứng
dụng CNTT, ngoài các nhân tố như đầu tư, công nghệ, thị trường thì yếu tố gốc rễ là nhân
lực CNTT. Phát triển nhân lực CNTT với các kiến thức, kỹ năng hướng chuẩn quốc tế đóng
vai trò quyết định trong việc nghiên cứu - sản xuất và phát triển các sản phẩm, dịch vụ CNTT
mang thương hiệu quốc gia và có tính cạnh tranh cao.
Trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT tăng đáng kể. Theo số
liệu báo cáo từ các địa phương, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm,
nội dung số, phần cứng điện tử và dịch vụ CNTT năm 2018 là khoảng 40.000 doanh
nghiệp, tăng 36,7% so với năm 2017). Thêm vào đó, Việt Nam đã và đang là điểm đến
của các công ty đa quốc gia lớn như Samsung, LG, Intel... đây là yếu tố thúc đẩy nhu cầu
về nhân lực CNTT. Cùng với đòi hỏi về phát triển các hệ thống giao thông thông minh,
thành phố thông minh, an toàn thông tin mạng, yêu cầu đối với chuyển đổi số nhu cầu
nhân lực CNTT sẽ tiếp tục tăng.
Năm 2019, trong 236 trường Đại học trên cả nước, có 149 trường đào tạo các ngành thuộc
lĩnh vực CNTT với tổng số chỉ tiêu hơn 51.000 sinh viên, 412 trường Cao đẳng và trung cấp
nghề trên cả nước có đào tạo CNTT. Hiện nay, ngành CNTT có số lượng chỉ tiêu tuyển sinh
cao nhất trong các ngành tuyển sinh Đại học.
Tuy đã có sự tăng đáng kể về số lượng trong những năm gần đây, nhưng nhu cầu nhân lực
CNTT vẫn còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là kỹ sư CNTT chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị
trường. Thật dễ hiểu vì sao kỹ sư CNTT là “con cưng” của các nhà tuyển dụng đúng không!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.