Người thân thiết bạn tình em khóc rằng:
"nom em không rõ"
Em yêu chết rồi,
Họ mang treo dưới mái nhà gỗ,
Người thân thiết bạn tình em biết rằng:
"nhìn em không tường"
(Bùi Lạc, Mạc Phi 1964)
Với người H’mông, chết hay chết xấu, không hẳn đã là sự kiện dữ cho tộc người, mà
trái lại đã thành như "phong tục". Tô Hoài, ở chỗ này thì có lí khi ông viết: "Người Mèo
vốn tính cương trực, khi phật ý dễ sinh uất ức, quyết liệt. Người Mèo trước kia hay tự tử,
hàng năm, làng nào cũng có người chết vì tự tử. Người ta bảo rằng đấy là tính nết phong
tục riêng của người Mèo" (Tô Hoài 1965). Đấy là một sự thực, dù tương đối, người "chết
xấu", chết đường chết chợ, chết bên ngoài mái nhà vì tai nạn ở các tộc người khác, như
người Việt, Tày, Dao... thì không bao giờ được đưa vào nhà làm ma, mà chỉ làm ma ngoài
sân. Với người H’mông, người chết ngoài gia đình vẫn được đưa vào nhà làm ma, chỉ có
điều, phải tuân thủ một cấm kỵ nhỏ là không được đi cửa chính. Ngoài ra, với tộc người
khác, cái chết xấu có thể thành ma bức hại tộc người, thì với người H’mông, kẻ chết xấu
chỉ không được tổ tiên thừa nhận, không được chôn ở khu mộ chung và được người sống
cúng bái trong những nghi lễ chính mà thôi. Tất cả những hình phạt ấy, dành cho chết tự tử,
dường như, chẳng có gì là đáng sợ cho lắm đối với niềm tin tộc người H’mông. Bằng
chứng là người ta vẫn tự tử và mỗi lần người ta nói về nó với tôi thì hết sức nhẹ nhàng!
Phải chăng nơi tộc người này, sự chết (bất thường) cũng đã dần trở nên bình thường?
Hoặc là, sống trong những tình thế hiểm nghèo lâu dài, để thích ứng với số phận khắc
nghiệt, người H’mông phải coi thường, xem nhẹ tất cả, kể cả cái chết? Ở nhiều tộc người
miền núi, vì một lí do nào đó, những người vùng cao phẫn chí mà có lúc nghĩ đến tự tử.
Các tộc người đều có kinh nghiệm đối phó với những tai nạn kiểu này nên thường có cơ
chế phòng bị rất cẩn thận. Người Cor vùng núi Quảng Nam, Quảng Ngãi nghiêm cấm phổ
biến kiến thức về độc dược (như lá ngón) trong cộng đồng, chỉ một số người có trách nhiệm
mới được phép biết đến (Cao Chư 2009: 85-86)
. Như vậy, ở người H’mông, vì lẽ nào họ
vẫn "phổ biến" "tri thức chết - lá ngón" kia
? Có thể nào, với tộc người này tồn tại quan
niệm sống: thà chết đi còn hơn sống mà bị tổn thương, tủi nhục. Chết để được giải thoát, tự
do. Dân ca là một chứng tích mạch lạc cho vấn đề này. Nếu thực vậy, thì người H’mông,
đấy là những kẻ dù sao cũng đã có một ý thức rất cao độ về phẩm giá của mình khi hiện
hữu trong thế giới. Hay còn là bí mật gì khác? Làm phép thử gạt bỏ những động cơ bề mặt
về hiện tượng này, như xung đột gia đình, bị xúc phạm... khi trao đổi vấn đề này với nhà
nghiên cứu Đỗ Lai Thúy, tôi đã nhận được một kiến giải mang tính giả thuyết gợi mở để
làm việc. Rất có thể, tồn tại ở đây hành động tộc người mỗi khi gặp điều oan trái thường