NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 158

khi, khó mà tìm thấy những dẫn chứng liên quan đến sự trừng phạt có tính xâm hại nhục hình và tính mạng con

người.

Nên cần nhớ, nếu so với luật Trung Quốc thì luật người Việt lại dễ thở hơn khá nhiều.

Nhận định phổ biến này, có thể xem các nghiên cứu về luật Việt Nam so sánh với Trung
Hoa của nhiều tác giả. Điều này minh họa chính xác cho nhận định nếu nhìn từ miền núi,
xã hội người Việt là đậm chất Hán hóa nhất trong các tộc người ở Việt Nam, nhưng nếu so
sánh với chính đế quốc Hán ảnh hưởng họ thì người Việt lại mang tinh thần khai phóng tự
do tính dục và tôn trọng đàn bà, nghĩa là thuộc mô hình Đông Nam Á chứ không chỉ thuần
túy Hán hóa. Riêng đối với người Thái và người H’mông, như đã trình bày, cho thấy xã hội
của họ là khá tự do và phóng khoáng trong quan niệm tình dục, những dấu chỉ khá xa lạ với
thế giới Khổng giáo nam quyền khắc nghiệt.

Tính chất tự do tình dục ở các xã hội miền núi nam quyền ở phía Bắc Việt Nam là thật

đáng kể. Cũng là xã hội nam quyền, phụ hệ nhưng tính chất các xã hội luôn có sự khác
nhau. Vị trí của phụ nữ trong xã hội nam quyền cho biết tính chất nhân bản khác nhau của
từng tồn tại xã hội. Văn minh do đó, không nên chỉ nhìn mỗi vào trình độ phát triển vật
chất mà nên nhìn vào thái độ ứng xử đối với con người. Những người H’mông, những
người một thế kỷ trước từng được "định nghĩa" một cách vắn tắt: quần áo rách tươm đi lại
trên núi, lưng mang gùi và thổi kèn đấy đích thị là người Mèo (Savina 1924). Nhưng những
người H’mông nghèo khó đến khốn khổ ấy, ở trong những căn nhà tồi tàn, ăn "mèn mén"
khô khốc phải liên tục "nhồi” bằng nước lã, lại tổ chức một xã hội với văn hóa phóng
khoáng và tự do đáng kể đối với người phụ nữ. Sự tự do tình ái đã bị đánh cắp bởi những
xã hội đồng bằng mang phức cảm tự tôn tập thể có tên là văn minh. Ví dụ tiêu biểu, người
H’mông trắng ở Tủa Chùa, Lai Châu, người con trai có thể tự do tìm kiếm bạn tình. Nếu
được mẹ đồng ý, trước khi đến hôn nhân, người con trai đưa bạn gái về "sống thử" từ 3 đến
6 tháng. Sau đó, tùy hoàn cảnh gia đình mà tổ chức đám cưới (Đỗ Ngọc Tấn và... 2004: 48)

[127]

. Trong khi, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên về hát đối đáp nam nữ thanh niên,

tục trao đổi đồ vật, hay định kỳ tổ chức lễ cưới nguôi H’mông và các tộc người Việt Nam
thường vào mùa xuân luôn có một ý nghĩa liên quan đến yếu tố tính dục

[128]

. Ông Huyên

còn tiến tới giả thuyết: "như thế có lẽ, lúc đầu, sự giao hợp ở ngoài nhà cửa cha mẹ là qui
tắc chung" (Nguyễn Văn Huyên 2003: 206-208)

[129]

. Nguyên tắc này, quả thực đã từng là

vấn đề phổ quát ở các tộc người trên thế giới và Việt Nam

[130]

. Người Thái, mà luật tục

tương đối khắt khe của họ với các cấm kỵ tính giao cũng thừa nhận, trai gái lớn thì tìm
nhau là lẽ thường, và nếu trộm yêu (tính giao) gái tân thì không phải phạt vạ (Ngô Đức
Thịnh - Cầm Trọng 2003: 490-507). Người Việt, ngày xưa, với vô số lễ hội mang màu sắc
phồn thực, trong đấy hoạt động tính giao tập thể như một nghi lễ cầu sinh nở là phổ biến.
Nhưng với sự Nho giáo hóa tinh thần khắc kỷ cấm dục và Phật giáo hóa tinh thần vô dục đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.