NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 42

non

[30]

. Bởi ở người H’mông, như một chuyên gia về saman giáo H’mông là Guyorechand

viết, theo hiểu biết của ông thì ở những người Mèo trắng nghi lễ thành đinh (rites
d'initiation) là chẳng có gì (Guyorechand 1955: 518). Nhà dân tộc học Lemoine đã cho một
ý kiến sâu sắc: “Tuy không có lễ chuyển tiếp (rites de passage) chính thống, nhưng có thể
nói rằng có sự chuẩn bị để chuyển từng bước vào sinh hoạt thành niên, đặc biệt là sinh hoạt
tính giao, qua các bài hát đề cập đến tình yêu và hôn nhân, chuyển vào các lễ tiết, qua các
bài hát tang ma; vào lễ thức, qua các bài chúc cưới xin. Việc chuyên môn hóa thể loại này
hay thể loại kia bắt đầu rất sớm, và đời hỏi tập sự lâu năm với một chuyên viên đã thành
niên” (Lemoine 1972: 82). Qua thông tin của Guyorechand và cách phân tích của Lemoine,
nếu ta hiểu theo A. Van Gennep, thì đó là sự nhấn manh ý nghĩa dân ca đối với một trong
những lễ chuyển tiếp (rites de passage - rite of passage) quan trọng nhất trong chu kì đời
người là nghi lễ thành đinh (rites d'initiation - initiation rites)

[31]

. Dân ca, vì thế, là một

người thầy âm thầm, tự nhiên khai tâm cho thanh niên H’mông những bài học về hôn nhân,
tình yêu, giới tính... Với người H’mông, khi anh ta cất lên tiếng hát là khi anh ta đang làm
công việc ôn lại những kinh nghiệm được lưu truyền lại của tổ tiên. Mà rồi đây, những kiến
thức hát
ấy của tộc người sẽ giúp anh ta xoay xở, đi vào và làm chủ cuộc sống. Dân ca, vì
thế, luôn luôn sống trong một môi trường văn hóa rộng lớn hơn chính nó. Đến đây, chúng
ta vấp vào một sự kiện dân tộc học cần lí giải: tại sao, với lễ thành đinh là khá mờ nhạt
trong phần lớn đời sống các cư dân Việt Nam, vậy thì quá trình “đạt đến tuổi trưởng thành”
trên mảnh đất này phải diễn ra làm sao? Bằng cách nào một thiếu niên có được những kinh
nghiệm mang tính khai tâm ở tuổi trưởng thành như tình dục, kinh nghiệm thân xác để
chuẩn bị cho đời sống vợ chồng, hôn nhân và gia đình... mà lại thiếu vắng lễ chuyển tiếp
thực thụ để trưởng thành như đã tồn tại ở nhiều tộc người trên thế giới. Nguyễn Văn Huyên
trong nghiên cứu danh tiếng của mình Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam đã sớm
đặt ra và giải quyết có phần thuyết phục vấn đề này. Theo ông, hát đối và đặc biệt là lễ hội
mùa xuân, mùa thu (vả chăng, cặp đôi hát và hội này thường gắn chặt với nhau) thì “hình
như” là “tàn dư của những nghi lễ khai tâm tình dục phức tạp hơn” (2003a: 202 và...). Ở
chỗ khác, trong Bản tóm tắt luận án công trình hát đối của mình, Nguyễn Văn Huyên viết
tiếp: “Hội ca hát là một lễ hội của của sự quan hệ nam và nữ, lễ của dạm hỏi đính hôn, và
đôi khi còn là sự giao hòa giới tính giữa các nhóm người hoặc giữa các cá nhân với nhau ở
một nơi nào đó” (2003a: 223). Qui tắc này là phổ biến cho nhiều tộc người ở miền núi
Đông Dương, Việt và H’mông. Những trò chơi ngày xuân, như bịt mắt bắt dê (Việt,
H’mông đều có), khi đuổi bắt nhau, đôi trai gái có khi vồ phải nhau, ở ngay những chỗ kín,
khiến đám đông rộn lên những tràng cười. Những câu hát ngày xuân, theo nguyên tắc đối
đáp, để tìm ra cặp đôi, một chuẩn bị cho giao hợp, các nguyên tắc phối ngẫu. Nguyễn Văn
Huyên đã phân tích rất chi tiết và tinh tế chủ đề khai tâm trong hội hát đối đáp khiến nó có
một cơ sở vững chắc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.