NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 43

Vậy, có thể nhận thấy, chính các bài hát dân gian và lễ hội mùa xuân đậm đặc ở miền

bắc Việt Nam đã có chức năng “bù đắp” cho việc thiếu khuyết một nghi lễ trưởng thành
thực thụ trong cơ cấu văn hóa các tộc người. Quả thực vậy, lễ hội mùa xuân mà đi liền với
nó là hát đối đáp bao giờ cũng là dịp quan trọng để trai gái tiếp xúc với nhau, cả phân tâm
hồn lẫn thân thể. Và yếu tố tính dục, sự giải phóng nó trong hội lễ là những cơ hội mà nam
nữ thanh niên khám phá cơ thể nhau, đạt đến những hiểu biết giới tính, chuẩn bị cho một
đời sống vợ chồng. Vả lại, với cơ cấu văn hóa dân gian mang tính chất khai phóng tính dục,
các tộc người Việt Nam, trong mọi làng mạc từ đồng bằng đến miền núi, vào mọi nơi mọi
lúc, người ta đều có thể bàn tán sôi nổi các chủ đề tính dục, thường là lối bông lơn, các câu
chuyện cười dâm tục cho quên đi mỏi mệt trong lao động. Và, những đứa trẻ khi đến một
lúc nào đó, sẽ được đi theo các bậc đàn anh cắt cỏ, chăn nuôi, săn bắt... mà dần dần “vỡ
lòng” các bài học đầu tiên về giới tính. Các đàn anh thì thông thường, rất thích khoe
khoang các kinh nghiệm tình dục, sự chinh phục đàn bà, kỹ thuật giao hợp điêu luyện để
khẳng định với nhóm của mình khả năng “chiến thắng” và “chinh phục” cá nhân. Một lối
phô trương nhằm khẳng định nhân vị. Các chú em, mà phải đến một lứa tuổi nào đó, đạt
những điều kiện nhất định về tâm tính và hành động mới được các đàn anh cho gia nhập
nhóm, đi theo “điếu đóm” và do đó, được tham dự vào các “câu chuyện khai tâm”. Thậm
chí, “các hoạt động khai tâm” như rình mò đàn bà tắm, các cặp đôi giao hợp ở ruộng đồng,
bìa rừng, bãi sông. Mà ở nước Việt Nam này, cái sự hớ hênh, phô bày thân xác thì là phổ
biến ở các làng quê. Vả chăng sự ở trần, tắm truồng là hiển nhiên ở nhiều làng mạc, vùng
miền, tộc người. Các kinh nghiệm tình dục, do đó, được dần dần hình thành. Và khi lớn
thêm chút nữa, chú thiếu niên sẽ theo hội hát đối, nhiều nhất thường vào mùa xuân để có cơ
hội tiếp xúc, chinh phục lấy cho mình một người phụ nữ. Cứ thế, dòng thời gian tuần tục sẽ
giúp chú thiếu niên hoàn thiện dần dần quá trình trưởng thành giới tính. Ở các hệ thống xã
hội Việt Nam, quá trình ẩn ức tình dục vì vậy, có thể nói, rất là mờ nhạt. Thật khó tìm kiếm
các bằng cớ về hội chứng chấn thương tâm thần ở tuổi trưởng thành trong đất nước Việt
Nam cổ truyền. Đấy chính là ý nghĩa tích cực của sự khai phóng tính dục ở các xã hội tộc
người Việt Nam. Một cơ chế đánh chặn, giải dồn nén, giải ẩn ức hữu hiệu trong văn hóa
bản địa. Và, hát dân ca, đằng sau sự hoa mĩ của ngôn từ và nghệ thuật trình diễn là sự góp
vào hoạt động giải hóa ẩn ức tính dục trong tâm lí tộc người. Đạt đến một quân bình và hài
hòa, đó là lí do mà các bài hát dân gian đã luôn tồn tại và tiến triển theo dòng thời gian.

Vậy, ngoài ý nghĩa mang tính chiến lược dân tộc học sâu sắc quan trọng của các bài ca

dân gian với đời sống tộc người. Trở lại với hướng nghiên cứu chọn dân ca làm cửa ngõ để
mở vào tâm thức H’mông còn gặp một thuận lợi lớn khi thể dân ca đã được giới thiệu
tương đối đồ sộ và đầy đủ từ rất sớm, và vẫn không ngừng gia tăng đáng kể trong suốt thời
gian qua. Doãn Thanh, nhà sưu tập dân ca H’mông uy tín nhất, ngay từ những năm 1980 rất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.